vĐồng tin tức tài chính 365

Kỳ 4: Quý ông Israel đầu tiên được bồi thường do bị lấy cắp "giống"

2024-02-23 08:24

Từ sự trùng hợp ngẫu nhiên...

Năm 2005, khi ông S. (chữ cái đầu của họ nguyên đơn trong vụ án này) tới trường mẫu giáo đón con trai thì cô giáo trông trẻ chỉ vào 1 bé gái cũng được gửi chăm sóc tại đây và hỏi rằng có phải là con ông không. Ông S. biết đó là con gái người vợ cũ của mình. Hai vợ chồng chia tay đã lâu, ông lấy vợ mới và sinh con trai, vợ cũ của ông cũng tái hôn, sinh 1 đứa trẻ khác từ trứng và tinh trùng được hiến tặng. Hai đứa bé tuy học cùng chỗ nhưng hoàn toàn không có quan hệ huyết thống. Mặc dù vậy, cô giáo lại được chính người vợ cũ của nguyên đơn cho biết bé gái đó là con ông S.

Người đàn ông này càng sốc hơn khi nhận được lá thư từ vợ cũ (tức bị đơn trong vụ án) gọi ông là kẻ dối trá khi cho biết bé gái nọ được sinh ra từ trứng và tinh trùng hiến tặng. Ông S. rất hiểu người vợ thứ 4 này. Ông lấy cô với hy vọng sẽ sinh được con trai, vì tất cả các con của ông với 3 người vợ trước đều là gái. Nhưng chẳng may, người vợ thứ 4 lại khó thụ thai, dù phải thông qua thụ tinh trong ống nghiệm, nhưng tất cả đều không thành công. Vì vậy, hai bên quyết định ly thân, cô chuyển đến sống tại căn hộ được ông S. thuê cho.

Khoảng 6 tháng sau khi ly thân, ông S. thông báo với vợ rằng cô phải đến Tòa án giáo sĩ Do Thái để giải quyết vụ ly hôn. Được biết giữa ngày ly thân và ngày giải quyết ly hôn, ông S. cùng vợ đã đàm phán về thỏa thuận ly hôn và được ký kết khoảng 2 tháng sau khi ly thân, nhưng nó chỉ được Tòa án giáo sĩ Do Thái chấp thuận khoảng 18 tháng sau đó.

Tuy nhiên, vài ngày trước khi giải quyết ly hôn, ông S. và vợ đã quan hệ, sử dụng bao cao su để đưa tinh trùng của ông cho vợ, mục đích là thực hiện nỗ lực cuối cùng: xử lý "giống" để thụ tinh với trứng của cô ở tử cung hoặc trong ống nghiệm.

... Đến những khuất tất phía sau

Không lâu sau ly hôn, ông S. cưới người vợ thứ 5, cô này sinh cho ông được đứa con trai. Gần như cùng lúc, khoảng 11 tháng sau ly hôn, vợ cũ của ông cũng sinh 1 bé gái sau khi có thai từ trứng được hiến tặng từ nước ngoài. Về phần mình, ông S. đã thực hiện các nghĩa vụ chu cấp cho vợ cũ theo thỏa thuận và còn nhiều hơn thế, trị giá vượt qua con số trăm ngàn shekel.

Một người cha Do Thái đưa con đi dạo phố (ảnh chỉ mang tính minh họa)

Mặc dù vậy, xảy ra sự việc mà ông S. không biết là tinh trùng của ông được nhanh chóng chuyển tới 1 cơ sở y tế, từ đây nó được gửi ra nước ngoài để thụ tinh với trứng hiến. Theo giấy tờ còn lưu lại thì việc thụ tinh này diễn ra ở nước ngoài vài ngày sau khi vụ ly hôn được sắp xếp - nghĩa là mọi việc được hoạch định sẵn một cách chặt chẽ. Sau đó, trứng đã thụ tinh được trả về Israel và đưa vào tử cung của vợ cũ ông S. khoảng 3 tháng sau khi các bên ly hôn, thậm chí một thời gian sau khi nguyên đơn tái hôn.

Sinh con xong, người vợ cũ không có bất cứ hành vi nào chứng tỏ đứa trẻ sinh ra có quan hệ huyết thống với ông S.: không thông báo việc đứa trẻ ra đời, không ghi tên ông S. là cha khi làm giấy khai sinh, cũng chẳng yêu cầu cấp dưỡng, không đưa đứa trẻ tới gặp ông... Chỉ đến khi xảy ra vụ tiết lộ thông tin từ nhà trẻ, người vợ cũ mới yêu cầu ông S. trả tiền cấp dưỡng nuôi con. Kết quả xét nghiệm ADN xác nhận bé gái là con ông S.!

Câu hỏi chính trong vụ kiện là liệu ông S. có biết và cho phép vợ cũ dùng tinh trùng của mình để thụ tinh cho trứng hiến tặng ở nước ngoài không. Ông S. khẳng định chỉ đồng ý cho sử dụng "giống" để thụ tinh cho trứng của vợ cũ mà thôi, vì ông chỉ muốn cùng cô tạo ra thêm 1 mầm sống và chấp nhận rằng nếu "nỗ lực cuối" thành công, ông sẽ quay về chung sống với bị đơn. Hơn nữa, ông S. là tín đồ Do Thái giáo chính thống cực đoan (Haredi), mà theo niềm tin của họ thì việc sinh 1 đứa trẻ ngoài hôn nhân là tội lỗi, nên không thể có việc ông đồng ý cho sử dụng tinh trùng của mình để thụ thai cho trứng hiến. Đây là yếu tố đặc biệt trong vụ án khiến phần thắng nghiêng về ông S. Về phần bị đơn, do người vợ thứ 4 khẳng định ông S. đồng ý nên trách nhiệm chứng minh sẽ là của bà, nhưng bà đã không có gì để làm rõ ngoài lời khai đã bị ông S. bác bỏ.

Vì những lý do trên, thẩm phán Nimrod Flex nhận định tại Tòa án Gia đình Jerusalem hôm 21/4/2013 rằng "hành vi của người phụ nữ cấu thành tội lừa đảo và vi phạm hợp đồng", do đó "người phụ nữ phải bồi thường cho người đàn ông về bất kỳ khoản tiền nào mà anh ta trả cho cô ấy để cấp dưỡng nuôi con. Ngoài ra, người phụ nữ phải bồi thường cho người đàn ông trong khoản tiền 100.000 shekel, bao gồm lãi suất hợp pháp, ngày trả nợ được tính từ khi trẻ vị thành niên đủ tuổi hoặc tốt nghiệp trung học, tùy vào thời điểm nào muộn hơn".

(Còn tiếp...)

Kỳ 3: Vụ kiện gian nan của người đàn ông bị
(CATP) Suốt 8 năm trời ông Layne Hardin cùng vợ cũ phải vất vả trên con đường đi tìm công lý cho số "giống" ông đựng trong 2 ống thủy tinh gửi trong ngân hàng, nhưng đã bị người tình lấy trộm khỏi kho lạnh để sinh con.
 
NGA NGUYỄN

Xem thêm: lmth.261951_gnoig-pac-yal-ib-od-gnouht-iob-coud-neit-uad-learsi-gno-yuq-4-yk/et-couq/nv.moc.nagnoc

Comments:0 | Tags:Vụ án

“Kỳ 4: Quý ông Israel đầu tiên được bồi thường do bị lấy cắp "giống"”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools