vĐồng tin tức tài chính 365

“Ván cờ” kinh tế số trước COVID-19: Người ngã ngựa, kẻ bứt tốc!

2021-02-06 07:05

"Ván cờ" kinh tế số trước COVID-19

Kinh tế số là 1 trong 3 trụ cột của Chiến lược chuyển đổi số quốc gia, bên cạnh chính phủ số và xã hội số. Năm 2020 đại dịch COVID-19 dù đã và đang gây ra hậu quả tiêu cực nặng nề cho nền kinh tế, nhưng nhìn ở một góc độ nào đó được nhận định là cú huých trăm năm có một cho chuyển đổi số, khuyến khích nền kinh tế không tiếp xúc. Cục diện ngành kinh tế số tại Việt Nam cũng chịu tác động mạnh mẽ trong năm qua.

Nếu ví von cục diện của ngành như một ván cờ cá ngựa thì 4 đội tương ứng với 4 lĩnh vực đang có tổng giá trị giao dịch cao nhất là thương mại điện tử, truyền thông số, du lịch trực tuyến và gọi xe - giao đồ ăn công nghệ. Cuộc đua của 4 đội trong năm COVID-19 đã diễn ra đầy biến động và đã có đội thậm chí không thể về được đích, hoàn thành mục tiêu tăng trưởng.

Du lịch trực tuyến từng là ngành có giá trị giao dịch cao nhất nhưng đại dịch COVID-19 đã "thổi bay" rất nhiều bước tiến của ngành, khiến các "chiến mã" phải chịu cảnh chùn chân và sụt giảm đến 30% tổng giá trị giao dịch so với năm 2019.

“Ván cờ” kinh tế số trước COVID-19: Người ngã ngựa, kẻ bứt tốc! - Ảnh 1.

Du lịch trực tuyến và gọi xe công nghệ - những "tay đua" bị ngáng chân

Du lịch trực tuyến có thể được xem là mảng chịu cú giáng nặng nề từ COVID-19, khi số liệu cho thấy năm 2020 tổng giá trị giao dịch tại Việt Nam bị "thổi bay" đến 1 tỷ USD. Nhiều doanh nghiệp phải chuyển mục tiêu từ "tăng trưởng" sang "tồn tại".

Đối với mảng gọi xe và giao đồ ăn công nghệ tại Đông Nam Á đã sụt giảm 11% so với năm 2019, chỉ còn 11 tỷ USD. Việt Nam tuy được đánh giá là tương đối ít bị ảnh hưởng nhưng các ứng dụng phải tìm cách duy trì động lực tăng trưởng.

Tuy nhiên, nếu chỉ tính riêng mảng giao đồ ăn lại ghi nhận tổng giá trị giao dịch tăng được 1 tỷ USD trên toàn khu vực trong năm 2020 do nhu cầu người dùng mới tăng cao. Điều này góp phần giúp các hãng gọi xe công nghệ cải thiện doanh thu.

Doanh nghiệp tìm cách thích nghi, phát triển các dịch vụ mới

Trong lúc có đội phải chấp nhận cảnh "chùn chân" thì bối cảnh người dùng ưa chuộng các dịch vụ số để tránh tiếp xúc đã tạo ra cơ hội vô tiền khoáng hậu cho một số đội chơi mới bứt tốc. Điển hình như nhóm thanh toán điện tử. Nhiều "chiến mã" của nhóm này đã chạy nhanh hơn bao giờ hết để trở thành gọi được những vòng vốn trăm triệu USD hay thậm chí là chạm ngưỡng công ty tỷ USD ngay trong bối cảnh dịch.

Hay như với ngành thương mại điện tử đã là đội "về đích" tăng trưởng sớm nhất trên ván cờ năm 2020. Ghi nhận mức tăng trưởng gần 20% so với năm 2019. Các doanh nghiệp nhóm này cũng cho thấy khả năng thích ứng, tận dụng cơ trong nguy từ đại dịch.

“Ván cờ” kinh tế số trước COVID-19: Người ngã ngựa, kẻ bứt tốc! - Ảnh 2.

Ngoài các công ty doanh nghiệp tham gia bán hàng trực tuyến, xu hướng này sau đó tiếp tục lan rộng đến cửa hàng tạp hóa hay với cả tiểu thương ngoài chợ...

"Tình hình dịch như này tôi nghĩ sau này kênh online sẽ nhiều hơn vì nó tiết kiệm thời gian. Đơn nổ lên máy, các bạn đấy lại lấy đồ trả tiền cho mình là xong, tôi thấy cũng ổn định hơn", bà Nguyễn Thị Ngọc Dung - Tiểu thương Chợ Bến Thành, TP Hồ Chí Minh nói.

Thay đổi thói quen thị trường vốn là thách thức lớn và tốn nhiều chi phí đầu tư của doanh nghiệp công nghệ. Đại dịch vô hình trung lại giúp thói quen này một cách tự nhiên. Nên dù bối cảnh chung của nền kinh tế còn khó khăn, nhưng nhóm doanh nghiệp kinh tế số vẫn gắng sức để tận dụng cơ hội.

Xung đột trong quản lý kinh tế số

Có thể thấy dù cục diện ván cờ trái chiều và có sự phân hóa nhưng tổng thể, toàn thị trường kinh tế số Việt Nam năm 2020 vẫn cán mốc 14 tỷ USD, tăng trưởng 16% so với năm trước đó.

Đối với một thị trường mới, nhiều dư địa và có thể còn tăng trưởng nóng hơn nữa trong những năm tới, những yêu cầu mới trong mặt quản lý tiếp tục trở thành chủ đề nóng trên bàn cờ kinh tế số năm qua. Trong lúc các đội bứt tốc, hầu như trên đường đua nào cơ quan quản lý cũng cắm cờ cảnh báo và đưa ra những quy định đua mới, tạo ra không ít tranh cãi trên thị trường.

Đầu tháng 12, hàng nghìn tài xế công nghệ đã tắt ứng dụng, tụ tập tại nơi công cộng để phản đối việc hãng gọi xe Grab vừa nâng giá cước, vừa nâng chiết khấu từ đối tác tài xế lên mức hơn 27%. Động thái của Grab diễn ra sau khi Nghị định 126 về quản lý thuế có hiệu lực, trong đó buộc các hãng gọi xe công nghệ phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng, giống như cách các doanh nghiệp vận tải đang tuân thủ.

Dù chi tiết sự việc gây nhiều tranh luận, nhưng giới chuyên gia cho rằng xét ở góc độ kinh doanh, Nghị định đã thu hẹp độ vênh về chính sách quản lý giữa hai nhóm vận tải công nghệ và vận tải truyền thống.

“Ván cờ” kinh tế số trước COVID-19: Người ngã ngựa, kẻ bứt tốc! - Ảnh 3.

Đầu tháng 12, hàng nghìn tài xế công nghệ đã tắt ứng dụng, tụ tập tại nơi công cộng để phản đối việc hãng gọi xe Grab vừa nâng giá cước, vừa nâng chiết khấu từ đối tác tài xế lên mức hơn 27%.

Theo Bộ thông tin và Truyền thông, doanh thu mà các nền tảng truyền hình xuyên biên giới như Netflix, Apple TV hay iQIYI có được từ thị trường Việt Nam ước tính lên đến 1.000 tỷ đồng. Nhưng các đơn vị này lại không hoạt động chính thức tại Việt Nam, gây ra tình trạng "bảo hộ ngược" trên thị trường truyền hình trực tuyến.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nói: "Các doanh nghiệp Việt Nam phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế, luật pháp, trong khi đó một số nền tảng xuyên biên giới không thuế, không luật pháp, cạnh tranh không cân bằng".

Người đứng đầu ngành thông tin truyền thông cũng nhấn mạnh phải sớm sửa đổi Nghị định số 06 về quản lý cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trên Internet để giải quyết thực trạng này.

Dự thảo sửa đổi Nghị định 52 về quản lý thương mại điện tử đang được lấy ý kiến cũng vấp phải nhiều quan điểm trái chiều từ giới kinh doanh và chuyên gia. Bên cạnh những quy định nhằm mục đích bảo vệ người tiêu dùng trên thương mại điện tử và chuẩn hóa hoạt động của các chợ trực tuyến... một số quy định lại đang gây lo ngại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường như buộc doanh nghiệp sẽ phải cung cấp cho cơ quan quản lý công cụ tra cứu dữ liệu người bán trên sàn; hay đề ra tiêu chí chỉ có "công ty công nghệ uy tín toàn cầu" do Bộ Công Thương công bố mới được đầu tư vào thương mại điện tử Việt Nam.

Giới chuyên gia cho rằng, các quy định này nếu được áp dụng sẽ là rào cản ngăn chặn dòng vốn đầu tư đang chảy mạnh vào các doanh nghiệp thương mại điện tử, đặc biệt là công ty nội.

Những xung đột quan điểm, sự lúng túng trong cách quản lý ngành kinh tế số tiếp tục nối dài. Năm qua, đã ghi nhận cả bước tiến triển nhỏ, sự giậm chân - chậm chạp thay đổi hay thậm chí có cả bước lùi về tư duy quản lý.

Có thể nhận ra những động thái mới của nhà quản lý toát lên một ý chung đó là mong muốn tạo ra một sân chơi cân bằng hơn về mặt luật lệ cho các nhóm doanh nghiệp đang tham gia. Góp phần giúp doanh nghiệp nội bảo vệ được thị phần, giữ vững được thế trận khi mà khả năng thất thế ngay trên sân nhà trước doanh nghiệp ngoại đang hiển hiện. Dễ thấy là trong cả 4 mảng thị trường lớn nhất của kinh tế số hiện nay thì nhiều mảng chịu sự áp đảo thị phần của doanh nghiệp gốc nước ngoài, lên đến 70-80% như du lịch trực tuyến, nội số hay là gọi xe công nghệ.

Trong một báo cáo đang được lấy ý kiến để trình Chính phủ, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cũng đã đưa ra cảnh báo về khả năng thị phần kinh tế số trong nước bị nước ngoài chi phối hoàn toàn.

Thực tế, ở những lĩnh vực mà doanh nghiệp nội đang cạnh tranh thị phần song phẳng hơn như thương mại điện tử hay thanh toán trực tuyến… các cái tên đầu ngành đều là các công ty khởi nghiệp, phụ thuộc vào gọi vốn để sống, mà chủ yếu là vốn nước ngoài.

Do vậy nhà quản lý sẽ ứng xử thế nào với nhà đầu tư nước ngoài trên ván cờ kinh tế số những năm tới đây, để không quá làm lợi nhưng phải tránh kiềm hãm sẽ là một bài toán cân não.

Để Việt Nam làm chủ kinh tế số: Cần quyết liệt hơn

Theo Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, hiện nay các chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp kinh tế số Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh vẫn chưa phát huy hiệu quả. Thời gian tới cần đẩy mạnh thực hiện cơ chế thử nghiệm chính sách mới dạng "sandbox", hiểu nôm na là cho phép một vùng thử nghiệm nhất định để các ngành đổi mới sáng tạo tự do phát triển giúp các doanh nghiệp Việt không bỏ lỡ cơ hội thị trường chỉ vì e ngại các quy định.

Nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng là rào cản lớn nhất để Việt Nam phát triển ngành kinh tế số... đây là nhận định trong báo cáo mới công bố của nhóm đối tác của Google. Các chính sách khuyến khích như miễn giảm thuế thu nhập cho các nhân tài, nhân lực ngành đổi mới sáng tạo đã được nói đến nhiều năm nay, nhưng đến nay vẫn là vấn đề doanh nghiệp mong mỏi.

Ông Nguyễn Hoa Cương - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương nhận xét, Việt Nam hiện đã có chủ trương, các văn bản chiến lược để hỗ trợ phát triển kinh tế số, nhưng cái thiếu nhất vẫn là hành động thực thi cụ thể của nhà quản lý.

Tại Đại hội lần thứ 13 của Đảng vừa qua, việc phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã nhiều lần được nhấn mạnh. Có đổi mới sáng tạo, Việt Nam mới thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.

Do đó, 5 năm tới đây sẽ là giai đoạn Chính phủ đẩy mạnh cải cách thể chế để tạo điều kiện cho ngành kinh tế số phát triển. Nhưng song song với đó, việc làm chủ hạ tầng số, làm chủ dữ liệu của người Việt là nhiệm vụ được xác định là chiến lược.

Bộ trưởng Bộ thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã nhấn mạnh rằng: "Việt Nam phải làm chủ hạ tầng số, làm chủ các nền tảng số từ đó làm chủ không gian mạng quốc gia dựa trên các sản phẩm Make in Vietnam".

Khuyến khích kinh tế số phát triển đã là không còn là việc phải bàn cãi, một xu thế không thể đảo ngược. Nhưng làm thế nào để Việt Nam làm chủ được ngành công nghiệp tương lai này, mới là vấn đề cấp thiết cần được thảo luận và hành động quyết liệt.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.24904155060201202-cot-tub-ek-augn-agn-iougn-91-divoc-court-os-et-hnik-oc-nav/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

““Ván cờ” kinh tế số trước COVID-19: Người ngã ngựa, kẻ bứt tốc!”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools