vĐồng tin tức tài chính 365

Bất chấp dịch, nhiều doanh nghiệp Nhật tính mở rộng thêm ở Việt Nam

2021-02-08 18:38
Bất chấp dịch, nhiều doanh nghiệp Nhật tính mở rộng thêm ở Việt Nam - Ảnh 1.

Một buổi kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Nhật Bản ở TP.HCM - Ảnh: N.BÌNH

Ngày 8-2, Tổ chức Xúc tiến Nhật Bản (JETRO) đã họp báo công bố báo cáo kết quả khảo sát thực trạng của các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài năm tài chính 2020. 

Ông Hirai Shinji - trưởng đại diện JETRO tại TP.HCM - cho biết cũng như nhiều quốc gia khác, Việt Nam bị ảnh bởi hưởng dịch COVID-19, có đến 52,8% doanh nghiệp bị sụt giảm lợi nhuận kinh doanh 2020; mặc dù vậy, vẫn có 49,6% doanh nghiệp dự báo có lãi và 20,3% doanh nghiệp dự báo có hoạt động kinh doanh cân bằng trong năm 2020.

Điểm lưu ý của khảo sát năm nay là số doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam tham gia trả lời đông áp đảo, đây là con số lớn nhất tính theo quy mô các quốc gia, với 905 doanh nghiệp. 

Trong số doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam tham gia trả lời khảo sát thì 46,8%, tương ứng khoảng 400 doanh nghiệp, cho biết có ý định tiếp tục chọn Việt Nam cho khoản đầu tư mở rộng các chức năng như sản xuất hàng hóa thông dụng, hàng hóa có giá trị cao, bán hàng, kho vận và nghiên cứu. 

So với mọi năm, tỉ lệ này thấp hơn nhưng vẫn đạt hạng cao trong khu vực châu Á - châu Đại Dương. 

"Dù kế hoạch mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam có giảm so với năm trước 17,1% nhưng đây là con số khá cao, nhất là trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch. Ngoài ra, nếu so với số tham gia khảo sát 905 doanh nghiệp thì xét về giá trị tuyệt đối vẫn là con số lớn", ông Hirai Shinji lý giải thêm.

Hiện nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các doanh nghiệp cho biết phải xem xét lại chiến lược thu/mua. Bên cạnh những doanh nghiệp từ bỏ đầu tư mới thì cũng có những doanh nghiệp đang tìm kiếm cơ hội đầu tư mở rộng. 

Cơ sở để các doanh nghiệp định hướng mở rộng hoạt động tại Việt Nam là khả năng tăng doanh thu tại thị trường nội địa, tăng doanh thu nhờ mở rộng sản xuất và tiềm năng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn cao trong những năm tới. So với các nước trong khu vực, tỉ lệ tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam là trên 44%. 

Bên cạnh việc mở rộng đầu tư kinh doanh, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng đang xem xét việc thiết lập lại một số chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 như thay đổi đơn vị thu mua hoặc lựa chọn lại địa điểm sản xuất. Việt Nam bắt đầu thu hút sự chú ý của các nhà cung cấp cũng như nhà thu mua nguyên liệu trên thế giới.

Có 18,8% doanh nghiệp cho biết sẽ chọn đơn vị cung ứng của Việt Nam sau khi thay đổi, cao nhất trong số 20 quốc gia châu Á, châu Đại dương được khảo sát. Nếu có dịch chuyển địa điểm sản xuất, 18,1% doanh nghiệp chọn Việt Nam, chỉ đứng sau Thái Lan (20%).

Tuy vậy, vẫn có những rủi ro kinh doanh cho các doanh nghiệp Nhật khi triển khai đầu tư ở Việt Nam như tốc độ tăng lương tối thiểu cao, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, thủ tục hành chính rườm rà gây mất thời gian, đội chi phí gây cản trở hoạt động kinh doanh. 

"Những rủi ro này đã được chúng tôi từng đề xuất trong các buổi làm việc ở cấp địa phương lẫn chính phủ. Những rủi ro về hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, hệ thống thuế, thủ tục thuế dễ gây hiểu nhầm... cũng được doanh nghiệp trông đợi cải thiện để môi trường kinh doanh dễ dàng, thuận lợi hơn", ông Hirai Shinji nói. 

Đà Nẵng mời doanh nghiệp Nhật tham gia dự án cảng Liên Chiểu và di dời ga đường sắtĐà Nẵng mời doanh nghiệp Nhật tham gia dự án cảng Liên Chiểu và di dời ga đường sắt

TTO - Trong buổi tiếp đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam chiều 23-12, ông Lê Trung Chinh - chủ tịch UBND TP Đà Nẵng - đề nghị ngài đại sứ kêu gọi các doanh nghiệp Nhật Bản tăng cường đầu tư vào Đà Nẵng, đặc biệt là các dự án trọng điểm.

Xem thêm: mth.15855256180201202-man-teiv-o-meht-gnor-om-hnit-tahn-peihgn-hnaod-ueihn-hcid-pahc-tab/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bất chấp dịch, nhiều doanh nghiệp Nhật tính mở rộng thêm ở Việt Nam”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools