vĐồng tin tức tài chính 365

Tết mở cửa vào một bảo tàng ký ức sống động của xưa và nay

2021-02-12 15:03

Tết mở cửa vào một bảo tàng ký ức sống động của xưa và nay

Lê Hải Đăng

(TBKTSG) - Đường hoa Nguyễn Huệ ra đời tạo nên một diện mạo khác trong không gian kiến trúc đô thị thì ngay trên con đường được thiết kế theo tư duy hiện đại này, những hình ảnh xưa cũ vẫn không ngừng tái hiện như nhắc nhớ về một thời đã xa.

Chúng như những điểm dừng chân có khả năng níu chân du khách dẫn vào kho tàng ký ức, đồng thời mở ra kỷ niệm của cả cộng đồng, từ ngôi nhà lá đơn sơ, chiếc thuyền độc mộc, cỗ xe thảo mộ cho đến cánh đồng lúa xanh ngát...

Một tiếu cảnh gợi nhớ làng quê ở Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Tân Sửu năm nay. Ảnh: Thành Hoa

Tết đến, khi phố xá trở mình khoác lên bộ áo mới, đâu đó vẫn thấp thoáng ẩn hiện những hình ảnh xưa cũ, bất chấp sự xê dịch của thời gian. Tết là thời điểm hết sức đặc biệt, nhất là vào đêm giao thừa - thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Khoảnh khắc ấy chan chứa nhiều cảm xúc, đan xen cả niềm vui đón năm mới lẫn sự nuối tiếc chia tay năm cũ. Khoảnh khắc ấy là cuộc hạnh ngộ giữa cũ và mới thông qua tập quán văn hóa.

Bởi vậy, Tết không bao giờ thiếu vắng những hình ảnh xưa cũ. Người ta có thể thấy trên các ngả đường đầy ắp hình ảnh mới và cũ đan xen nhau. Tất cả như nối dài quá khứ tới hiện tại.

Ký ức làm nên nhân vị ở mỗi cá nhân. Một con người sở dĩ là ai đó trước hết nhờ ký ức, sau cùng là văn hóa. Ký ức giúp chúng ta kết nối quá khứ với hiện tại, từ đó làm nên tính lịch sử ở mỗi cá nhân, là di sản để lại trên thực tại. Người đánh mất ký ức sẽ đánh mất mình.

Tương tự, di sản của quá khứ góp phần hình thành đặc trưng văn hóa của một vùng đất, rộng hơn là một quốc gia, dân tộc. Lịch sử chính là kho tàng ký ức văn hóa chung của cả dân tộc. Nhờ lịch sử mà con người hôm nay kết nối với hôm qua, những người cùng thời đại tự liên kết nhau thành cộng đồng, xã hội. Lênin từng coi văn hóa là những giá trị mà thời gian đi qua, nó vẫn ở lại, trở thành thói quen và mang tính phổ biến. Tết chính là một giá trị như vậy. Ở đó quy tụ cả giá trị cũ và mới, tất cả cùng nhau tạo nên không gian văn hóa chan chứa tính nhân văn của ngày Tết.

Nhớ xưa, đường Hoa Nguyễn Huệ là một con kênh dẫn vào thành Gia Định. Nơi đây ghe thuyền qua lại tấp nập chở đầy hàng hóa từ lục tỉnh tập kết về Sài Gòn.

Nhờ vậy, chợ Bến Thành mới có tên: Bến+Thành. Đường Nguyễn Huệ trở thành một điểm tập kết, thu mua, tiêu thụ sản phẩm nhộn nhịp nhất vào dịp cuối năm.

Cho đến cuối thế kỷ 20, người dân TPHCM vẫn còn chứng kiến khung cảnh chợ hoa Nguyễn Huệ nhộn nhịp mỗi dịp Tết đến.

Bởi vậy, trong quá trình đô thị hóa - chỉnh trang đô thị cũ, xây dựng đô thị mới, con người cần có thái độ trọng thị đối với quá khứ. Giữ gìn di sản hôm qua cho hôm nay và các thế hệ mai sau không chỉ là nhiệm vụ của nhà làm quy hoạch, nhà quản lý mà còn của mọi công dân.

Không gian đô thị phải đủ sức bao dung chứa đựng các giá trị cũ và mới. Tiếc là trên thực tế đã từng xảy ra tình trạng đánh mất nhiều di sản của quá khứ, chia cắt quá khứ với hiện tại,

Tết là điểm dừng chân quan trọng suốt chặng đường một năm, giống như một dấu lặng dài nằm cuối bản nhạc. Cuộc đời có nhiều bến đỗ, có những bến đỗ âm thầm dịch chuyển theo con thuyền thời đại, song cũng có những bến đỗ nghiêng mình trước thời gian đưa con người tìm về kỷ niệm, neo đậu ký ức. Nhiều người vẫn coi Tết Việt là bến đỗ ngàn năm của dân tộc.

Nhớ xưa, đường Hoa Nguyễn Huệ là một con kênh dẫn vào thành Gia Định. Nơi đây ghe thuyền qua lại tấp nập chở đầy hàng hóa từ lục tỉnh tập kết về Sài Gòn.

Nhờ vậy, chợ Bến Thành mới có tên: Bến+Thành. Đường Nguyễn Huệ trở thành một điểm tập kết, thu mua, tiêu thụ sản phẩm nhộn nhịp nhất vào dịp cuối năm. Cho đến cuối thế kỷ 20, người dân TPHCM vẫn còn chứng kiến khung cảnh chợ hoa Nguyễn Huệ nhộn nhịp mỗi dịp Tết đến.

Sau khi đường hoa Nguyễn Huệ ra đời tạo nên một diện mạo khác trong không gian kiến trúc đô thị thì ngay trên con đường được thiết kế theo tư duy hiện đại này, những hình ảnh xưa cũ vẫn không ngừng tái hiện như nhắc nhớ về một thời đã xa. Chúng như những điểm dừng chân có khả năng níu chân du khách dẫn vào kho tàng ký ức, đồng thời mở ra kỷ niệm của cả cộng đồng, từ ngôi nhà lá đơn sơ, chiếc thuyền độc mộc, cỗ xe thảo mộ cho đến cánh đồng lúa xanh ngát...

Trong không gian đô thị Sài Gòn - TPHCM, bên cạnh những tòa cao ốc, những khu đô thị, những trung tâm thương mại không ngừng vươn cao, vẫn còn đó những tòa kiến trúc cổ kính, những khu phố cũ nép mình bên từng con phố nhỏ. Đi kèm với nó là nếp sinh hoạt của người dân thể hiện qua những tập quán đã trở thành văn hóa.

Tết giống như một bảo tàng sống động bày tỏ nỗi niềm thương về dĩ vãng. Trong sự thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại, Tết kéo chúng ta ra khỏi sự bề bộn, tất bật của đời sống. Tết nhắc chúng ta nhớ về ngày xưa, qua đó đưa con người hiện tại về gần với nhau hơn trong không gian chan chứa yêu thương của Tết. 

Xem thêm: lmth.yan-av-aux-auc-gnod-gnos-cu-yk-gnat-oab-tom-oav-auc-om-tet/164313/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tết mở cửa vào một bảo tàng ký ức sống động của xưa và nay”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools