vĐồng tin tức tài chính 365

Ứng dụng Việt ngày càng rộng đường ra “biển lớn”

2021-02-12 21:11

Cho đến thời điểm này, ứng dụng Việt đầu tiên chính thức ra “biển lớn” đã cách đây hơn 4 năm. Cuối tháng 10.2016, thời điểm chính thức ra mắt tại Myanmar, Zalo có 2 triệu người dùng.

Chọn thị trường quốc tế hay trong nước?

Ông Vương Quang Khải – Phó tổng giám đốc của Công ty cổ phần VNG - sau đó trong một cuộc trao đổi với chúng tôi cho rằng: “Nếu không thành công ở thị trường Myanmar, điều đó cũng sẽ không ngăn cản được chúng tôi đi sang các thị trường khác ở khu vực Đông Nam Á, châu Á và ngoài châu Á. Nếu 10 đội đi ra thế giới và chỉ có hai đội thành công, đó cũng sẽ là vốn tích lũy quí báu để có thể phát triển hơn trong tương lai”.

Cũng thổ lộ khi ấy, ông Khải còn cho biết sẽ tiếp tục mang các ứng dụng khác như Báo Mới, Zing MP3 ra thị trường nước ngoài.

Chuyến ra “biển lớn” của Zalo hay Báo Mới sau đó suy cho cùng cũng chỉ mang tính thử nghiệm, thăm dò hơn là nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Một chuyến đi được cho là tổng hợp của các yếu tố từ khát vọng, chút táo bạo và cả sự lãng mạn của các kĩ sư trẻ người Việt.

Mới đây, trong sự kiện công bố việc gọi vốn thành công vòng D từ một số nhà đầu tư trong đó có những quĩ đầu tư đến từ thung lũng Silicon, ông Phạm Thành Đức – đồng CEO của doanh nghiệp này - cho biết: “MoMo chưa có kế hoạch ra “biển lớn” trong 5 năm tới. Thị trường trong nước còn rất rộng mở và chúng tôi sẽ tập trung phục vụ thị trường trong nước một cách tốt nhất, bên cạnh đó là người Việt ở nước ngoài”.

Đường ra “biển lớn” đã có nhiều lối đi hơn

Phát biểu của ông Phạm Thành Đức cũng cho thấy rõ một quan điểm về sự lựa chọn của không ít ứng dụng Việt: Chọn thị trường nội địa làm nền tảng chính để phục vụ và phát triển, khi đã rất mạnh ở trong nước mới tính ra “biển lớn”.

Bởi với những ứng dụng về tài chính như ví điện tử MoMo hay ứng dụng về truyền thông như Zalo, sự cạnh tranh tại thị trường nội địa đã không phải là ít, đi ra thị trường quốc tế sự cạnh tranh càng lớn gấp nhiều lần, và đối thủ là những thương hiệu lớn, có tiềm lực mạnh hơn nhiều lần.

Tháng 10.2016, ứng dụng Zalo chính thức vào thị trường Myanmar. Ảnh: Thế Lâm.
Tháng 10.2016, ứng dụng Zalo chính thức vào thị trường Myanmar. Ảnh: Thế Lâm.

Sau một khoảng thời gian Zalo thâm nhập thị trường Myanmar cho biết lượng người dùng không ngừng tăng lên. Song, 2-3 năm trở lại đây, những thông tin về Zalo từ thị trường này khá im ắng.

Vấn đề đang đề cập về Zalo với chuyến ra “biển lớn” theo một nghi thức chính thức mang tính truyền thống, từ lễ công bố hay chính thức khai trương, đến mở văn phòng đại diện, tuyển dụng nhân sự…

Ngày nay ngoài cách truyền thống như đề cập ở trên, các ứng dụng Việt còn có thể tiếp cận người dùng ở nước ngoài thông qua các chợ ứng dụng quốc tế như App Store của Apple, Play Store của Google hay AppGallery của Huawei.

Năm 2014, Nguyễn Hà Đông thành công vang dội với game Flappy Bird bằng cách phát hành qua các chợ ứng dụng, trong đó đạt thứ hạng cao nhất với 50 triệu lượt tải trên App Store, mang lại cho tác giả nguồn thu lớn về tài chính.

Đến năm 2016, game Dead Target của VNG đã thu hút được 7 triệu người dùng tại 233 quốc gia và vùng lãnh thổ chỉ sau 6 tháng ra mắt.

Năm 2019, một công ty khởi nghiệp của Việt Nam là Amanotes đã đạt 1 tỉ lượt tải trên các chợ ứng dụng, và thường xuyên có khoảng 100 triệu người dùng hàng tháng trên thế giới.

Amanotes chuyên sản xuất các ứng dụng game, giải trí và thường xuyên có hàng chục game, ứng dụng trên các kho App Store và Play Store, nằm trong Top 20 ứng dụng điện thoại phổ biến nhất, Top 20 nhà phát triển ứng dụng hàng đầu thế giới với lượt tải xuống cao nhất.

Xem thêm: odl.132778-nol-neib-ar-gnoud-gnor-gnac-yagn-teiv-gnud-gnu/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ứng dụng Việt ngày càng rộng đường ra “biển lớn””0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools