Trong khi thế hệ từ năm 1946-1964 có những sở thích sau giờ làm việc và cuối tuần, những người thuộc thế hệ Y cũng có cho mình những công việc bận rộn khác.
Cả bố mẹ tôi đều mới nghỉ hưu sau tổng cộng 4 thập kỷ làm việc. Trong 4 thập kỷ đó, họ làm việc trong các cơ quan chính phủ và nhà nước, điều đó có nghĩa là, ngoài việc phải đi làm 8 giờ, họ có thêm quyền lợi, các ngày nghỉ lễ và hơn hết là đảm bảo việc làm.
Vào cuối tuần, họ sẽ cởi bộ vest và cà vạt, mặc yếm và quần jean, dành cả ngày để làm vườn, giao lưu và nói chung là thư giãn.
Lối sống làm việc của thế hệ tôi hoàn toàn khác. Chúng tôi nhảy việc thường xuyên hơn. Các công ty liên tục đưa ra các chiến lược mới để tuyển dụng thành công và quan trọng hơn là giữ chân chúng tôi.
Thế hệ Y cảm thấy như công việc không chỉ là một khoản tiền lương. Họ muốn công việc phải có mục đích. Các thế hệ cũ đều hướng tới việc hoàn thành công việc và được trả tiền. Nhưng thế hệ Y muốn hoàn thành công việc "ý nghĩa" và được trả tiền.
Nếu lướt tài khoản mạng xã hội của những người tuổi 20 hoặc 30, bạn sẽ dễ bắt gặp dòng chữ "người sáng lập XYZ" trong tiểu sử của họ.
Nó có thể là một ứng dụng. Một công ty khởi nghiệp. Một liên kết đến tài khoản doanh nghiệp họ kinh doanh trên mạng xã hội. Hoặc nó có thể mô tả ngẫu nhiên một việc mà họ làm trong thời gian rảnh rỗi.
Nếu bạn tình cờ xem được Instagram hoặc LinkedIn của tôi, bạn sẽ thấy tôi cũng có những hành vi trên.
Nhờ vào nền kinh tế Gig mà hầu hết chúng tôi có những thứ khác để làm bên cạnh công việc kiếm sống chính ban ngày. Hoặc chỉ đủ để chi trả cho cuộc sống.
Thứ thúc đẩy chúng tôi. Thứ khiến chúng tôi phải dậy lúc 5 giờ sáng.
Tất cả những thứ chiếm thời gian khiến chúng ta không có thời gian cho gia đình và bạn bè.
Thứ khiến chúng tôi khó chịu chỉnh sửa tiểu sử của mình thành "Người sáng lập..." như thể chúng tôi là người sáng lập công ty khởi nghiệp lớn kế tiếp ở Thung lũng Silicon.
Trong định nghĩa của chúng tôi, kiếm tiền là cho mục đích và niềm đam mê
Thế hệ Y được gọi là thế hệ được thúc đẩy bởi niềm đam mê. Mục đích tồn tại là thứ giúp chúng tôi tiếp tục.
Chúng tôi đã tích hợp sở thích với mục đích, và kiếm tiền từ nó.
Mọi người thất vọng khi thấy chúng tôi theo đuổi điều mà chúng tôi yêu thích và tính phí.
Chúng tôi bị gắn mác là lười biếng, thích quyền lợi, ích kỷ, không được dạy bảo,...
Chúng tôi lúc nào cũng muốn nhiều hơn nữa, điều đó hoàn toàn đúng. Nhưng điều mà thế hệ cũ không nhận ra là: Đó là vì chúng tôi không còn lựa chọn nào khác.
Bố mẹ tôi có những công việc vừa ý chực chờ sẵn khi họ vẫn còn học đại học.
Người nào ở độ tuổi 20 ngày nay mà có được điều này thì đúng là không thể tin được.
Khi tôi tốt nghiệp đại học, lúc đó đang là đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tôi đã thất nghiệp trong vài tháng trước khi tìm được việc làm. Các tổ chức tài chính đã sa thải các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm. Vì vậy, một sinh viên mới tốt nghiệp không phải là một ưu tiên của họ. Công việc đầu tiên của tôi chỉ là công việc thời vụ và làm theo dự án. Khi dự án kết thúc, thì cũng đồng nghĩa với việc tôi lại lao đầu như điên vào công cuộc tìm việc.
Hai thực tế trên đã hun đúc thế hệ của tôi phải suy nghĩ: Chúng tôi cần phải sáng tạo và kinh doanh.
Thế giới ngoài kia là lúc thì dư dả lúc thì đói kém, và chúng tôi cũng cần phải ăn.
Nó cũng buộc chúng tôi phải tự lượng sức mình. Chúng tôi nhận ra rằng mình dễ bị sa thải như thế nào trong một công ty. Một lần nữa, đây là một cảm giác xa lạ đối với thế hệ trước.
Vì vậy, chúng tôi phải vượt qua những sự chống đối và sử dụng sức mạnh của Internet để tạo ra một cuộc sống mà chúng tôi không dễ có được. Khi bạn là ông chủ hoặc người đồng sáng lập, bạn hoàn toàn không có tư cách tự sa thải mình.
Món nợ sinh viên đã buộc chúng tôi phải lao vào cuộc sống hối hả và chạy theo một nguồn thu nhập bổ sung với các dự án đam mê của mình. Do đó, chúng tôi cũng phải đối mặt với nhiều lo lắng và căng thẳng hơn các thế hệ khác.
Trong một thế giới hoàn hảo, chúng tôi tất thảy sẽ được hưởng những lợi ích của việc đảm bảo việc làm mà thế hệ cha mẹ chúng tôi có được, và hưởng những lợi ích từ cơ hội rộng lớn mà Internet và thương mại điện tử mang lại.
Một thế giới mà chúng tôi được hưởng những thứ xa xỉ.
Nhưng than ôi, chúng tôi nào được vậy. Chúng tôi chỉ có Internet và thương mại điện tử , nên chúng tôi phải thích nghi và tạo ra thứ gì đó bền vững.
Trái ngược với quan điểm của nhiều người, chúng tôi không được nuông chiều. Và chắc chắn, chúng tôi không có nhiều sự lựa chọn.
Lần tới nếu bạn hoặc tôi cảm thấy chướng mắt khi thấy một cửa hàng Etsy hoặc một kênh Youtube do một người 32 tuổi phát hành như một công việc tay trái, hãy dành một chút thời gian và nghĩ rằng có thể họ trở thành "người sáng lập" hoặc "ông chủ" là bởi vì họ bắt buộc phải như vậy.
Mộc Dương
Theo Med