Trong một động thái đáng chú ý, Australia đã vừa thông qua Bộ luật đàm phán bắt buộc giữa Truyền thông tin tức và Nền tảng kỹ thuật số. Trong luật, Australia yêu cầu các nền tảng kỹ thuật số như Facebook và Google phải trả tiền cho các hãng truyền thông và nhà xuất bản địa phương để liên kết nội dung của họ trên nguồn cung cấp tin tức hoặc trong kết quả tìm kiếm.
Australia trở thành quốc gia đầu tiên mà chính phủ sẽ trở thành trọng tài trong việc đặt ra mức phí với hãng công nghệ phải trả nếu quá trình đàm phán với các hãng tin tức, truyền thông thất bại
Động thái này được rất nhiều người mong đợi và diễn ra ngay sau khi Chính phủ Australia chấp nhận sử đổi một số nội dung vào phút chót.
"Bộ quy tắc trong luật sẽ đảm bảo cho các doanh nghiệp tin tức ở Australia được trả thù lao công bằng cho những nội dung họ tạo ra, cũng như giúp duy trì hoạt động báo chí được công chúng quan tâm", Bộ trưởng Ngân khố Josh Frydenberg và Bộ trưởng Truyền thông Paul Fletcher cho biết.
Bộ trưởng Ngân khố Josh Frydenberg và Bộ trưởng Truyền thông Paul Fletcher cũng cho biết chính phủ rất vui khi thấy "sự tiến triển của Google và gần đây là Facebook" trong quá trình đàm phán với các phương tiện truyền thông tin tức nước này.
Với bộ luật mới được thông qua đã Australia trở thành quốc gia đầu tiên mà chính phủ sẽ trở thành trọng tài trong việc đặt ra mức phí với hãng công nghệ phải trả nếu quá trình đàm phán với các hãng tin tức, truyền thông thất bại.
Trước khi bộ luật được thông qua, một cuộc chiến tin tức đã xảy ra giữa Facebook và chính phủ Australia. Ngày 17/2, thông báo sẽ hạn chế chia sẻ nội dung tin tức ở Australia, theo đó các nhà xuất bản và người dùng ở đất nước này sẽ không được phép chia sẻ hoặc xem các tin tức trên nền tảng của Facebook do dự luật truyền thông mới ở Australia.
Giám đốc điều hành của Facebook tại Australia và New Zealand, ông Will Easton nêu rõ: "Luật được đề xuất về cơ bản đã hiểu sai mối quan hệ giữa nền tảng xã hội này và các nhà xuất bản sử dụng nó để chia sẻ nội dung tin tức".
Trước khi luật được thông qua, một cuộc chiến tin tức đã diễn ra giữa Facebook và chính phủ Australia
Về phía Australia, Thủ tướng Scott Morrison tuyên bố lệnh cấm chia sẻ tin tức của Facebook thể hiện sự "kiêu ngạo" và ông sẽ không bị đe dọa bởi "sự bắt nạt" của nền tảng truyền thông xã hội này.
"Hành động hủy kết bạn với Australia của Facebook ngày hôm nay, cắt đứt các dịch vụ thông tin thiết yếu về y tế và dịch vụ khẩn cấp, là một sự ngạo mạn và đáng thất vọng", Thủ tướng Scott Morrison nhấn mạnh.
Đến ngày 23/2, Facebook dỡ bỏ việc chặn tin tức của các tổ chức báo chí Australia xuất hiện trên nền tảng của mình sau khi chính phủ nước này nhất trí sửa đổi dự luật buộc hãng phải trả tiền cho các công ty truyền thông nước sở tại về việc sử dụng nội dung tin tức.
Một nhượng bộ quan trọng là chính phủ Australia sẽ tính đến các giao dịch thương mại mà Google và Facebook đã đạt được với các hãng tin tức trước khi quyết định có áp dụng luật lên họ hay không, đồng thời cũng sẽ thông báo cho họ trước một tháng. Các nền tảng cũng có nhiều thời gian hơn để đàm phán với các nhà xuất bản truyền thông trước khi bị buộc phải sử dụng phương án trọng tài.
Facebook đầu tư 1 tỷ USD vào lĩnh vực tin tức
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, Facebook đã thông báo sẽ đầu tư 1 tỷ USD vào lĩnh vực tin tức trong ba năm tới.
Facebook sẽ đầu tư 1 tỷ USD vào lĩnh vực tin tức trong 3 năm tới
Facebook cho rằng việc đảm bảo chất lượng báo chí là trọng tâm của cách thức hoạt động của các mạng xã hội mở khi họ cung cấp thông tin và trao quyền cho người dân. Đó là lý do tại sao công ty này đã đầu tư 600 triệu USD kể từ năm 2018 để hỗ trợ lĩnh vực tin tức và lên kế hoạch đầu tư thêm ít nhất 1 tỷ USD trong ba năm tới.
Công ty này thừa nhận rằng có những vấn đề cần được giải quyết liên quan đến quy mô và sức mạnh của các công ty công nghệ, cũng như ảnh hưởng của chúng đối với lĩnh vực sản xuất tin tức. Đồng thời, Facebook nhấn mạnh những vấn đề này cần phải được giải quyết theo cách mà các công ty công nghệ có trách nhiệm và giữ cho báo chí phát triển bền vững.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.17893021152201202-neit-art-iahp-koobecaf-elgoog-coub-taul-auq-gnoht-ailartsua/et-hnik/nv.vtv