Theo sắc lệnh này, Tổng thống Biden chỉ đạo các cơ quan liên bang trong vòng 100 ngày xem xét, đánh giá lại về tình hình chuỗi cung ứng đối với 4 sản phẩm quan trọng là chip bán dẫn, pin năng lượng lớn cho xe điện, đất hiếm và dược phẩm.
Đại dịch COVID-19 khiến nền kinh tế Mỹ bộc lộ nhiều lỗ hổng về chuỗi cung ứng. Các nhà sản xuất ô tô Mỹ gặp khó khăn do thiếu hụt nguồn cung chip.
"Năm ngoái cho thấy tính dễ bị tổn thương của một số chuỗi cung ứng, gồm các thiết bị bảo hộ cá nhân mà chúng ta rất cần nhưng phải nhập khẩu. Chúng ta cần có chiến lược cho những con chip nhỏ này", Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. (Ảnh: AP)
Thị phần của Mỹ trong công suất sản xuất chất bán dẫn toàn cầu đã giảm mạnh từ 37% năm 1990 xuống còn 12%. Hiện Mỹ phải nhập khẩu 80% đất hiếm từ Trung Quốc.
Mục đích của sắc lệnh mới này nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước và tăng cường quan hệ với các đồng minh như Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Australia. Nhà sản xuất chip hàng đầu của Đài Loan đang hợp tác với Mỹ đầu tư 12 tỷ USD vào nhà máy sản xuất chất bán dẫn. Trong khi, Mỹ thúc đẩy hợp tác với Australia trong lĩnh vực đất hiếm để phá vỡ vị trí thống trị của Trung Quốc.
Sắc lệnh do Tổng thống Biden vừa ký được kỳ vọng làm đa dạng hóa nguồn cung từ chuỗi cung ứng của Mỹ đối với các sản phẩm cụ thể như đất hiếm, tránh lệ thuộc thái quá vào Trung Quốc. Sắc lệnh này cũng xem xét việc hạn chế nhập khẩu một số vật liệu nhất định và đào tạo công nhân Mỹ để tăng cường năng lực sản xuất trong nước.
VTV.vn - Hợp tác với các đồng minh để xây dựng một chuỗi cung ứng công nghệ mới “không có Trung Quốc” đang là một mối quan tâm hàng đầu của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!