Trang Capital của Anh nhận định Việt Nam sẽ là nước hưởng lợi đáng kể từ hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP, nhất là tăng cường xuất khẩu về may mặc, giày dép, thu hút các dòng vốn đầu tư nước ngoài.
TS. Chheang Vanearith - Chủ tịch Viện Nghiên cứu Tầm nhìn châu Á, Campuchia cho hay: "Triển vọng kinh tế Việt Nam là một trong những triển vọng sáng giá nhất ở Đông Nam Á hậu COVID-19. Dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay ở mức trên 6%, điều này sẽ được thúc đẩy nhờ hội nhập khu vực, các Hiệp định thương mại thế hệ mới như CPTPP hay RCEP. Các Hiệp định này cũng sẽ thúc đẩy hơn nữa sức hấp dẫn của Việt Nam như một điểm đến chính cho đầu tư trực tiếp nước ngoài.
"Việt Nam đã rất thành công trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư đang rút khỏi thị trường Trung Quốc vì các vấn đề về thương mại, địa lý và.Việt Nam là một điểm đến, một sự thay thế thu hút. Điều này cũng đã giúp tạo ra lượng lớn lao động trong khu vực FDI của Việt Nam những năm qua. Tuy vậy, cũng có một thách thức là lực lượng lao động của các bạn tăng không nhanh và có thể đối mặt với thiếu hụt lao động thời gian tới", GS. David Dapice - Đại học Harvard, Mỹ nhận định.
Xuất khẩu may mặc của Việt Nam được dự báo tăng 7,4% trong năm nay, nhận định của tờ Reuters. Theo đó, ngành dệt may Việt Nam đã hạn chế đáng kể sự gián đoạn cuỗi cung ứng từ tháng 4/2021 nhờ chính sách thích ứng linh hoạt của chính phủ.
Trong khi đó, về nông nghiệp, các hoạt động hợp tác cũng được kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng mạnh khi Việt Nam và nhiều nước mở cửa biên giới.
Bà Rebecca Ball - Trưởng Cơ quan Thương mại và Đầu tư Chính phủ Australia tại TP. Hồ Chí Minh cho hay: "Thật sự đáng khen ngợi về những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong quản lý đại dịch và giữ cho bánh xe thương mại quay vòng. Chính nhờ những nỗ lực tập thể đó đã giúp doanh nghiệp tiếp tục hoạt động. Chúng tôi đã trao đổi với một số công ty của Australia tại Việt Nam để điều chính hoạt động kinh doanh, thích ứng nhanh hơn nhằm đảm bảo ổn định các chuỗi vận chuyển, cung ứng".
Giới chuyên gia và báo chí quốc tế nhận định, các hiệp định FTAs thế hệ mới sẽ giúp kinh tế tăng trưởng khi Việt Nam mở cửa biên giới, tăng tốc phục hồi. Với tỷ lệ tiêm chủng cao, Việt Nam sẽ giúp các hoạt động kinh doanh tiếp tục được mở rộng dù có các biến thể virus mới xuất hiện.
VTV.vn - Các tổ chức quốc tế đánh giá cao Việt Nam luôn lắng nghe, kết nối chặt chẽ với hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, từ đó củng cố lòng tin của nhà đầu tư.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.82495438182202202-atf-cac-ut-iol-gnouh-coud-man-teiv-et-hnik/et-hnik/nv.vtv