Cán bộ Bảo tàng tỉnh Tiền Giang đang kiểm tra một lá vàng vừa được công nhận bảo vật Quốc gia - Ảnh: MẬU TRƯỜNG
Theo ông Thắng bộ sưu tập được phát hiện tại di chỉ khảo cổ xã Tân Thuận Bình (Chợ Gạo), thuộc nền văn hóa Óc Eo, có niên đại khoảng thế kỷ 6-8. Những lá vàng được phát hiện ở đáy hố thờ sâu khoảng 2m trong những năm 1988 – 1990.
"Trong năm 1988 – 1990 bảo tàng đã phối hợp với trung tâm khảo cổ xuống khai quật và phát hiện rất nhiều hiện vật gồm sành, gốm, đá… trong đó đặc biệt đã phát hiện được hơn 100 hiện vật bằng vàng.
Thời gian qua, trong số hơn 100 hiện vật bằng vàng ấy chúng tôi đã lựa ra 18 hiện vật được chạm khắc hình voi độc đáo để Bộ Văn hóa trình Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật Quốc gia và mới đây những hiện vậy ấy đã chính thức trở thành bảo vật Quốc gia.
18 lá vàng dát mỏng này cho thấy độ kỹ xảo cắt tạo hình, chạm khắc rất cao của những nghệ nhân hàng nghìn năm trước", ông Thắng nói.
Trước đó tại Kiên Giang, Đồng Tháp và Long An, các nhà khảo cổ tìm thấy các lá vàng tương tự nhưng chỉ phát hiện nhiều nhất là 8 lá, không nhiều và nguyên vẹn như ở Tiền Giang.
Hiện 18 lá vàng đang được cất giữ tại Bảo tàng tỉnh Tiền Giang. Trên những lá vàng đều có hình voi biểu tượng cho sự may mắn, thịnh vượng, được bố trí ở bốn hướng đông, tây, nam, bắc và nhìn tập trung về một điểm trung tâm. Những con voi này tương ứng như các vị thần canh giữ phương ánh sáng theo văn hóa Ấn Độ.
Vòi voi vươn dài về một bên, đầu vòi tả thực phần mũi nhô ra mềm mại, mỏng và sinh động. Hai ngà cong, cân đối gập đều ôm lấy vòi. Mắt tròn to, có cung mắt nổi cao tạo hiệu ứng gờ ổ mắt và nếp nhăn quanh vành mắt.
Hai tai xòe to, vành tai rộng xếp nếp nhiều lần, dáng voi mập mạp, bụng phình to, bốn chân thẳng đứng với đầu gối và ngón chân tả thực rõ nét. Phần lớn các lá vàng đều còn nguyên vẹn.
Các lá vàng được phát hiện tại di chỉ khảo cổ xã Tân Thuận Bình (Chợ Gạo), thuộc nền văn hóa Óc Eo, có niên đại khoảng thế kỷ 6-8 - Ảnh: MẬU TRƯỜNG
Trong số 18 lá vàng được khai quật, có 14 lá vàng được chạm khắc theo phong cách giản lược, mang tính biểu tượng hóa, 4 lá vàng còn lại được tả thực tỉ mỉ đến từng chi tiết, tuân thủ chặt chẽ theo tỷ lệ giải phẫu học của loài voi - Ảnh: MẬU TRƯỜNG
‘Khảo cổ học Nam Bộ’ được trao giải thưởng Trần Văn Giàu năm 2019 TTO - Ngày 31-8, Ủy ban giải thưởng khoa học Trần Văn Giàu đã tổ chức lễ trao giải lần thứ 9 cho nghiên cứu ‘Khảo cổ học Nam Bộ’ gồm 2 tập do PGS.TS Bùi Chí Hoàng làm chủ nhiệm. | Nguyễn Quang Long - 'nhà khảo cổ' xẩm TTO - Thuộc "đội đặc nhiệm" đã đưa nghệ thuật hát xẩm trở về với đời sống hiện đại, nhà lý luận phê bình âm nhạc Nguyễn Quang Long đã làm việc cật lực suốt gần 20 năm qua. | Những phát hiện khảo cổ 'trên trời rơi xuống' TTO - Có những nghiên cứu khảo cổ khiến các nhà khoa học mất nhiều năm ròng tìm kiếm, nhưng cũng có nhiều trường hợp được phát hiện tình cờ, trong những hoàn cảnh không ai ngờ tới. |
Xem thêm: mth.13895610110302202-court-man-0051-ut-iov-hnih-cahk-yaig-ot-uhn-gnom-gnav-al-81-magn/nv.ertiout