Tỷ giá ngoại tệ hôm nay: Giá USD tăng mạnh trong khi đồng Euro rớt thảm chạm đáy 21 tháng. Giá vàng tăng cao.
Tỷ giá 1 USD hôm nay bằng bao nhiêu VND?
Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức 23.143 VND/USD.
Tỷ giá USD chợ đen hôm nay ở mức 23.460 - 23.510 đồng (mua - bán).
Tỷ giá Vietcombank hôm nay niêm yết ở mức: 22.670 đồng - 22.980 đồng (mua vào - bán ra), tăng 15 đồng ở cả hai chiều so với phiên giao dịch trước đó.
Tỷ giá Euro Vietcombank hiện ở mức 24.279 đồng - 26.115 đồng (mua vào - bán ra).
Tỷ giá Yên Nhật hiện ở mức 191 đồng - 202 đồng (mua vào - bán ra).
Tỷ giá Bảng Anh hiện ở mức 29.821 đồng - 31.094 đồng (mua vào - bán ra).
Tỷ giá Nhân dân tệ hôm nay ở mức 3.538 đồng - 3.690 đồng (mua vào - bán ra).
Giá USD hôm nay tăng mạnh, giá vàng hôm nay tăng
Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) hiện ở mức 97,760.
Giá USD tăng mạnh. Đồng Euro rơi xuống gần mức thấp nhất trong 21 tháng do lo ngại rằng xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế châu Âu.
Đồng Euro đã giảm 1,4% kể từ đầu tuần đến nay và ghi nhận mức giảm tuần thứ tư liên tiếp so với đồng đô la.
Đồng đô la Úc tăng chạm mức cao nhất trong 7 tuần khi giá các mặt hàng xuất khẩu của Úc như than đá, khí đốt và ngũ cốc tăng. Đồng Euro giảm 9 phiên liên tiếp so với đồng đô la Úc. Hiện đồng Euro tụt xuống mức thấp nhất trong 4 năm là 1,5218 đô la Úc .
Jane Foley, chuyên gia phân tích FX cấp cao tại Rabobank nhận định: "Trong cuộc khủng hoảng hiện tại, đồng Euro rất dễ bị tổn thương. Giá năng lượng đã đẩy cao hơn, cũng như giá nhiều sản phẩm nông nghiệp. Cuộc chiến ở Ukraine có thể kéo dài hơn thời gian lạm phát và khiến tăng trưởng kinh tế chậm hơn".
Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của châu Âu đạt mức kỷ lục 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 2 năm 2022, theo dữ liệu được công bố vào thứ tư. Ngân hàng Trung ương Châu Âu cũng sẽ công bố biên bản cuộc họp trong tuần này.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ Jerome Powell cho biết, Fed sẽ bắt đầu tăng lãi suất một cách thận trọng vào tháng 3. Điều này phù hợp với kì vọng của đa số nhà đầu tư trên thị trường.
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã tác động đến đồng Rúp của Nga và các tài sản khác. Đồng tiền của Nga đã chạm mức thấp kỷ lục 100 Rúp mỗi đô la.
Các đồng tiền tại các nước Đông Âu khác cũng bị ảnh hưởng, với đồng Forint của Hungary chạm mức thấp kỷ lục so với đồng đô la và đồng Euro. Đồng Zloty của Ba Lan giảm xuống mức thấp nhất trong hai thập kỷ.
Giá vàng tăng cao do nhu cầu trú ẩn an toàn trong bối cảnh căng thẳng Nga - Ukraine tiếp tục leo thang.
Thị trường chứng khoán toàn cầu biến động trái chiều. Tâm lý lo ngại rủi ro vẫn tăng trong giới đầu tư. Giá dầu thô và ngũ cốc tăng vọt khiến giới chuyên gia lo ngại lạm phát.
Các thương nhân tiếp tục tránh nguồn cung dầu của Nga do các lệnh trừng phạt. OPEC không tăng hạn ngạch theo lịch trình và các cuộc đàm phán với Iran vẫn chưa được giải quyết, các thương nhân đang phải trả khoản phí bảo hiểm lớn nhất trong hơn hai năm. Nhôm, niken, kẽm và lúa mì đều tiếp tục tăng.
Báo cáo tình hình việc làm tháng 2 của Hoa Kỳ cho thấy số lượng biên chế chủ chốt trong lĩnh vực phi nông nghiệp tăng 440.000 sau khi tăng 467.000 vào tháng 1.
Giá dầu thô Nymex tăng mạnh chạm mức 114,00 USD/thùng. Giá dầu có thời điểm chạm mức cao nhất trong 13,5 năm là 116,57 USD. Trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm chuẩn của Hoa Kỳ hiện có lợi suất 1,854%.
Giá vàng thế giới hiện ở mức 1.927,80 - 1.928,80 USD/ounce.
Giá vàng SJC trong nước hiện ở mức 65,85 - 67,35 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Giá vàng SJC trong nước tăng vọt 1 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.