vĐồng tin tức tài chính 365

Cần chuẩn bị gì cho việc nghỉ hưu?

2022-03-07 08:12

Tôi đang ở tuổi 30, là nhân viên văn phòng. Trước giờ tôi chỉ đóng Bảo hiểm xã hội, gửi tiết kiệm ngân hàng để phòng chuyện khẩn cấp hoặc các kế hoạch lớn cho gia đình, chưa thật sự chú tâm đến việc dành tiền cho tuổi xế chiều. Nay tôi muốn lập thêm một khoản tiền cho giai đoạn này.

Vậy có bí quyết nào giúp tôi chuẩn bị tốt về mặt tài chính cho việc về hưu không? Nhờ các chuyên gia tư vấn giúp!

Chuyên gia tư vấn:

Khi thực hiện một mục tiêu nào đó, tất nhiên bạn cần tuân theo một số quy tắc để giúp đi nhanh và đúng hướng. Việc chuẩn bị cho nghỉ hưu cũng vậy, sau đây là một số nguyên tắc sẽ giúp bạn bước đầu thực hiện.

Xác định mục tiêu

Bạn cần xác định rõ việc nghỉ hưu của mình và nên lập kế hoạch nghỉ hưu càng sớm càng tốt. Việc có một kế hoạch rõ ràng với thời gian dự kiến nghỉ hưu, cần tiết kiệm khoản ngân sách dự trù cho các vấn đề sinh hoạt và chăm sóc sức khỏe sau khi không còn làm việc. Việc rạch ròi các khoản chi phí dự kiến cần dùng cũng như các khoản trợ cấp được nhận sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng để bước đầu cho việc thực hiện kế hoạch nghỉ hưu.

Thông thường, để duy trì cuộc sống tương đương mức trước khi nghỉ hưu, mỗi người cần có lương hưu trí khoảng 70-75% mức lương bình quân trong 5 năm gần nhất. Mức này sẽ khác nhau dựa trên thu nhập trước khi về hưu của mỗi người, tình hình lạm phát và lãi suất thị trường. Ngoài ra, trần trả lương hưu trí và việc có kết hợp với thu nhập của vợ hoặc chồng hay không, cũng ảnh hưởng đến con số thực tế.

Bà Võ Thị Tín (74 tuổi, Hà Tĩnh) vẫn tranh thủ lúc nông nhàn làm thêm nón lá để tăng thu nhập. Ảnh: Đức Hùng

Bà Võ Thị Tín (74 tuổi, Hà Tĩnh) vẫn tranh thủ lúc nông nhàn làm thêm nón lá để tăng thu nhập. Ảnh: Đức Hùng

Xây dựng kế hoạch chi tiêu

Khi đã rõ ràng kế hoạch chuẩn bị về hưu, việc tiếp theo là bạn cần bắt tay thực hiện. Trước hết, cần kiểm tra lại các khoản tiết kiệm mà bạn đang có, cũng như xem các khoản nợ hiện hữu. Nếu có các khoản nợ, bạn cần phải xử lý ngay, không nên kéo dài để trở thành nỗi bất an tài chính trong tương lai.

Đồng thời, bạn cần phải cân đo đong đếm việc chi tiêu và đảm bảo luôn có một khoản tiết kiệm hằng tháng để tích lũy cho việc nghỉ hưu trong tương lai. Nếu bạn liên tục trì hoãn việc tiết kiệm thì sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch về hưu và sẽ trở thành một gánh nặng tài chính cho việc tự do tài chính khi không còn làm việc.

Để quản lý chi tiêu hiệu quả, bạn có thể tham khảo quy tắc 50-30-20. Trong đó, phân nửa ngân sách hàng tháng sẽ dành cho các nhu cầu thiết yếu như ăn uống, nhà ở, đi lại. Nhu cầu thụ hưởng chiếm 30%, sẽ dùng cho mua sắm và sở thích. 20% còn lại sẽ phục vụ nhu cầu gia tăng như tích lũy, đầu tư. Nhưng lưu ý rằng, những quy tắc chỉ nhằm giúp cho cuộc sống của bạn tốt, không nên tuân theo quá cứng nhắc.

Đầu tư sớm nhất có thể

Hãy tận dụng các khoản tiết kiệm đang có để đầu tư. Một sai lầm nhiều người hay mắc phải là luôn nghĩ rằng mình cần có một khoản tiền nhất định thì mới có thể đầu tư. Hiện tại, chỉ cần bạn trích một phần nhỏ thu nhập hằng tháng là đã có thể bắt đầu cho việc này. Việc đầu tư càng sớm sẽ giúp bạn gia tăng thu nhập. Song song đó, bạn cũng nên tận dụng sức mạnh của lãi kép - tái đầu tư khoản lãi có được. Hãy nhớ, thời gian đầu tư càng dài, sức mạnh lãi kép càng lớn. Giả sử năm nay, bạn thực hiện một khoản đầu tư 100 triệu đồng. Khoản đầu tư này tăng trưởng ở mức thận trọng 5% mỗi năm cho đến khi bạn nghỉ hưu ở tuổi 62. Nếu bạn tái đầu tư tiền lãi của mình (đây là lãi kép), khoản đầu tư của bạn sẽ có giá trị hơn 476 triệu đồng.

Ngược lại, bạn bỏ số vốn 100 triệu đồng trên vào các kênh đầu tư rất trễ, mãi đến năm 45. Với thời gian 17 năm, khoản đầu tư của bạn sẽ chỉ có giá trị hơn 292 triệu đồng. Nếu bắt đầu từ năm 50 tuổi, khoản đầu tư của bạn thu về khi nghỉ hưu chỉ gần 180 triệu đồng.

Có rất nhiều kênh đầu tư để mỗi người tham khảo như tiết kiệm ngân hàng, cổ phiếu, trái phiếu, quỹ tương hỗ, quỹ hoán đổi danh mục... Bạn có thể tự chủ động đầu tư trực tiếp vào các loại hình trên hoặc góp tiền vào các quỹ hưu trí để tham gia gián tiếp. Trên thế giới, nhiều người vẫn chuộng các quỹ hưu trí có tính toán đến điều kiện tài chính và độ tuổi để đưa ra các lựa chọn đầu tư phù hợp từng nhóm khách hàng.

Tại Mỹ, Quỹ Vanguard Target Retirement 2035 đang được nhiều người chú ý. Quỹ này được thiết kế cho các nhà đầu tư mong đợi nghỉ hưu trong khoảng 13-14 năm tới. Với mục tiêu trên, quỹ sở hữu cổ phiếu của các quỹ chỉ số thị trường, lợi suất 1,48%. Quỹ tự động điều chỉnh các khoản nắm giữ khi nhà đầu tư già đi, giảm tỷ lệ cổ phiếu, đồng thời tăng tỷ lệ trái phiếu khi nhà đầu tư sắp nghỉ hưu.

Với Việt Nam, dựa trên báo cáo của World Bank, Dragon Capital thiết kế ba lựa chọn đầu tư hưu trí theo ba nhóm gồm dưới 35 tuổi, từ 35 đến 50 tuổi và trên 50 tuổi.

Xây dựng các nguồn thu nhập khi nghỉ hưu

Để duy trì được thu nhập ổn định khi nghỉ hưu, bạn nên có ý thức xây dựng một danh mục các nguồn thu. Các nguồn thu có thể đến từ lương nhận chi trả từ Bảo hiểm xã hội, từ các khoản chi trả của chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện, tiền cho thuê nhà hay lãi tiền gửi tiết kiệm, lợi nhuận từ đầu tư. Càng đa dạng các nguồn thu, khả năng duy trì thu nhập hưu trí để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của bạn càng gia tăng.

Trần Lê Minh - Giám đốc Dragon Capital Việt Nam (DCVFM) Hà Nội

Xem thêm: lmth.1305344-uuh-ihgn-ceiv-ohc-ig-ib-nauhc-nac/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cần chuẩn bị gì cho việc nghỉ hưu?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools