Theo số liệu của SSI Research, trong tuần trước, thanh khoản trong hệ thống được cải thiện và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bơm 678 tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng thông qua nghiệp vụ mua kỳ hạn 14 ngày với lãi suất 2,5%/năm và đưa tổng lượng tín phiếu đang lưu hành vào khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng.
Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng tiếp tục giảm nhiệt, nhưng vẫn duy trì ở mức cao so với giai đoạn trước đó. Kết tuần, kỳ hạn qua đêm ở mức 2,37% (giảm 0,11 điểm %) và kỳ hạn 1 tuần 2,4% (giảm 0,12 điểm %). Các kỳ hạn dài hơn gần như không có nhiều thay đổi, dao động từ 2,42% đến 2,64% và đường cong quay trở lại bình thường.
''Trong tháng 3, áp lực thanh khoản vào giai đoạn cuối quý nhiều khả năng sẽ quay trở lại và có thể khiến mặt bằng lãi suất liên ngân hàng duy trì ở mức cao như hiện tại'', nhóm phân tích dự báo..
Mặt khác, SSI Research dẫn dữ liệu từ cuộc họp thường kỳ Chính phủ cho thấy tín dụng tính đến cuối tháng 2 tăng 1,82% so với cuối 2021, thấp hơn mức 2,74% ghi nhận vào cuối tháng 1. Như vậy, dư nợ tín dụng đã giảm 96 nghìn tỷ đồng trong tháng 2.
Theo nhóm phân tích, tình trạng này có thể được giải thích bởi hai nguyên nhân chính. Thứ nhất, tác động của yếu tố mùa vụ dịp Tết Nguyên Đán đến hoạt động tín dụng, trong đó nhu cầu thường tăng mạnh trước Tết, và sau Tết hạ nhiệt dần. Thứ hai, thời điểm Thông tư 16 có hiệu lực là giữa tháng 1 và doanh nghiệp có thể đẩy mạnh phát hành trái trước thời điểm này. Số trái phiếu này sau đó sẽ được phân phối, do đó có thể dẫn đến giảm dư nợ tín dụng tại các ngân hàng.
Nhìn chung, SSI Research vẫn duy trì quan điểm là NHNN sẽ thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng trong năm để đảm bảo mặt bằng lãi suất cho vay và huy động ở mức thấp. Tăng trưởng tín dụng vào năm 2022 được kỳ vọng vào khoảng 14 – 15%./.
Xem thêm: lmth.75401000042210202-2-gnaht-gnort-yt-00069-maig-ogn-tab-gnud-nit-on-ud/nv.semitaer