vĐồng tin tức tài chính 365

Đề xuất nộp phạt 10% giá trúng đấu giá đối với hành vi "bỏ cọc"

2022-03-08 11:09

Vừa qua, Hiệp hội Bất động sản TPHCM cho biết, đã đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 70 và Điều 72 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định xử phạt nghiêm khắc đối với trường hợp người tham gia đấu giá (doanh nghiệp) đặt giá cao để trúng đấu giá đất rồi "bỏ cọc", theo hướng xử phạt người "bỏ cọc" vừa bị mất "tiền đặt cọc", vừa bị nộp phạt một khoản tiền khoảng 10% giá trúng đấu giá để triệt tiêu lợi ích về mặt kinh tế, để có thể răn đe, ngăn chặn được hành vi người tham gia đấu giá.

Trên thực tế, giá nhà đất tại nhiều khu vực đã bị đẩy lên mức rất cao. Ngay sau các cuộc đấu giá đất, đã xuất hiện các hành vi lợi dụng giá trúng đấu giá "ảo" để "té nước theo mưa", thổi giá, đẩy giá đất, giá nha tại nhiều địa phương. Tại một dự án nhà ở tại thành phố Thủ Đức (quận 2 cũ) đang chào bán nhà phố có diện tích đất khoảng 95m2 gồm trệt và 4 lầu với giá bán lên đến khoảng 38,1 tỷ đồng, trong đó đơn giá đất có thể lên đến khoảng 350 triệu đồng/m2.

Luật Đấu giá tài sản 2016 hiện vẫn còn nhiều bất cập

Việc thực hiện đấu giá tài sản, trong đó có đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư kinh doanh bất động sản, nhà ở, khu đô thị theo hình thức "đấu giá công khai, đấu thầu rộng rãi" để lựa chọn nhà đầu tư có năng lực là phương thức đúng đắn và hiệu quả, giúp xây dựng môi trường đầu tư minh bạch, công bằng, cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo việc bán tài sản công là quyền sử dụng đất theo giá thị trường, đạt hiệu quả cao, bổ sung thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Nhưng, Luật Đấu giá tài sản 2016 hiện vẫn còn nhiều bất cập.

Cụ thể, Luật này chưa quy định nhà đầu tư phải chứng minh đã có sẵn tiền trong tài khoản của tổ chức tín dụng, hoặc phải nộp thêm "tiền đặt trước", chưa buộc phải chứng minh có giá trị tổng tài sản,hoặc phải có văn bản bảo lãnh thanh toán của tổ chức tín dụng để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán tài sản trúng đấu giá đối với cuộc đấu giá quyền sử dụng đất.

Mặt khác, cũng chưa quy định cụ thể việc xử lý vi phạm trong trường hợp người tham gia đấu giá hoặc doanh nghiệp đặt giá cao để trúng đấu giá đất rồi "bỏ cọc" như đã xảy ra vừa qua. Hiện nay, Khoản 1 Điều 39 Luật Đấu giá tài sản chỉ quy định "Người tham gia đấu giá phải nộp tiền đặt trước và khoản tiền đặt trước chỉ tối thiểu là 5% và tối đa 20% giá khởi điểm của tài sản đấu giá. Quy định này bộc lộ các "bất cập" vì khoản "tiền đặt trước" thường có giá trị thấp hơn rất nhiều so với"giá trúng đấu giá”, nên trong thực tế đã có một số trường hợp nhà đầu tư trúng đấu giá quyền sử dụng đất nhưng sau cuộc đấu giá đã "xù” không thanh toán tiền trúng đấu giá, chấp nhận chịu mất "tiền đặt trước", hoặc có trường hợp nhà đầu tư "dây dưa" kéo dài việc thanh toán.

Đơn cử như trường hợp đấu giá mặt bằng 23 Lê Duẩn (Q1) năm 2014 nhưng mãi đến năm 2017 Tập đoàn Tân Hoàng Minh mới chấp nhận thanh toán tiền trúng đấu giá và nộp phạt do chậm thanh toán. Gần đây nhất là cuộc đấu giá lô đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, mặc dù các DN chấp nhận bị mất số tiền cọc nhưng hệ lụy để lại thì vô cùng to lớn.

Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA, hiện nay một số doanh nghiệp bất động sản trong nước và nước ngoài đề nghị tăng thêm thời gian công bố thông tin đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư kinh doanh bất động sản, nhà ở, khu đô thị và tăng thêm thời gian để nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ đấu giá,vì thời gian theo quy định hiện nay quá ngắn; có ý kiến đề xuất thời gian khoảng 35 ngày để nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ đấu giá quyền sử dụng đất.

Do đó, cần tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động của "Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản" để kiểm soát và nâng cao chất lượng hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư kinh doanh bất động sản, nhà ở, khu đô thị, bắt đầu từ công tác xác định "giá khởi điểm đấu giá” nhằm phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động đấu giá tài sản.

Đồng thời xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản 2016 theo hướng thống nhất, liên thông với các quy định của Luật Đất đai 2013 nhằm quy định chặt chẽ điều kiện nhà đầu tư tham gia đấu giá phải có năng lực tài chính và không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai.

Hai công ty còn lại trúng đấu giá đất ở Thủ Thiêm vẫn chưa nộp tiền
(CAO) Hai doanh nghiệp trúng đấu giá hai lô đất có giá trị lớn nhất đã "bỏ cọc"; hai lô đất còn lại với giá trị gần 8.000 tỷ đồng, các doanh nghiệp là Công ty CP Dream Republic và Công ty CP Sheen Mega vẫn chưa nộp thêm tiền theo quy định.
 
Quang Hà

Xem thêm: lmth.069721_coc-ob-iv-hnah-iov-iod-aig-uad-gnurt-aig-01-tahp-pon-taux-ed/nas-gnod-tab/gnourt-iht/nv.moc.nagnoc

Comments:0 | Tags:An ninh kinh tế

“Đề xuất nộp phạt 10% giá trúng đấu giá đối với hành vi "bỏ cọc"”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools