Dow Jones giảm 184,74 điểm, tương đương 0,56%, xuống 32.632,64 điểm.
S&P 500 giảm 30,39 điểm, tương đương 0,72%, xuống 4.170,7 điểm.
Nasdaq giảm 35,41 điểm, tương đương 0,28%, xuống 12.795,55 điểm.
Phố Wall liên tục tăng và giảm trong phiên 8/3, một ngày sau khi bị bán tháo mạnh đẩy Nasdaq vào thị trường gấu – giảm 20% hoặc hơn từ đỉnh gần nhất. S&P 500 có phiên giảm thứ tư liên tiếp. Trong S&P 500, các lĩnh vực phòng thủ giảm sâu nhất với hàng tiêu dùng thiết yếu mất 2,6%, chăm sóc sức khỏe giảm 2,1%, tiện ích giảm 1,6%. Năng lượng tiếp tục tăng, thêm 1,4%.
Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo lệnh cấm nhập khẩu dầu và các năng lượng khác từ Nga, cho thấy sự ủng hộ mạnh từ lưỡng đảng cho một động thái sẽ khiến giá năng lượng tại Mỹ tăng. Anh cho biết sẽ dần giảm và dừng nhập khẩu dầu và sản phẩm từ dầu Nga vào cuối năm 2022.
“Tôi nghĩ đó chỉ là nhà đầu tư đang cố thử xem đã đến lúc bắt đáy chưa”, Chuck Carlson, giám đốc điều hành Horizon Investment Services, Hammond, bang Indiana, nói. “Bất cứ khi nào đà mua có chiều hướng tăng, dường như luôn có người bán sẵn sàng nhập cuộc”.
“Với tôi, đây là thị trường của nhà đầu cơ và mọi người đều chú ý đến những thay đổi chiều rất ngắn để giao dịch”.
Giá dầu Brent vượt 130 USD/thùng, dấy lên cánh báo về lạm phát và tác động đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Giá xăng tại Mỹ lên đỉnh mới hôm 8/3.
“Có nhiều bất ổn hiện tại liên quan ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ”, theo James Ragan, giám đốc nghiên cứu quản lý tài sản tại D.A. Davidson. “Tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy người tiêu dùng Mỹ ngại chi tiêu hơn. Rõ ràng, giá xăng sẽ khiến mọi người dừng lại trong phút chốc”.
Chính phủ Ukraine cáo buộc các lực lượng Nga pháo kích một hành lang nhân đạo mà Moscow đã cam kết mở ra để người dân rời khỏi thành phố cảng Mariupol. Chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine bắt đầu từ ngày 24/2.
Tổng khối lượng giao dịch tại Mỹ ngày 8/3 là khoảng 19 tỷ cổ phiếu, cao nhất hơn một năm và cao hơn so với trung bình 20 phiên 13,4 tỷ cổ phiếu.