vĐồng tin tức tài chính 365

Áp lực giá xăng, doanh nghiệp vận tải tăng giá cước

2022-03-11 12:43

Giá xăng dầu neo ở mức cao và có xu hướng tiếp tục tăng trong những ngày gần đây đã tác động trực tiếp đến lĩnh vực vận tải cùng nhiều ngành nghề kinh doanh khác. Một số doanh nghiệp kinh doanh vận tải đã buộc phải điều chỉnh giá cước để bù đắp chi phí. Việc tăng giá nhằm đảm bảo hài hòa về quyền lợi trong hoạt động kinh doanh và đảm bảo thu nhập cho người lao động.

Tăng giá cước: Mừng nhưng cũng lo

Kể từ ngày 10.3, Grab Việt Nam đã chính thức điều chỉnh giá cước của một số dịch vụ nhằm thích ứng với những biến động về giá xăng dầu và giá tiêu dùng. Đơn vị này là hãng gọi xe công nghệ đầu tiên đã thực hiện việc tăng giá cước trên thị trường trong bối cảnh giá xăng, dầu đang ngày càng tăng cao gần đây, áp sát mức 30.000 đồng/lít. 

Theo Grab Việt Nam, việc điều chỉnh giá cước lần này là để thích ứng với những biến động về giá xăng dầu và giá tiêu dùng.

Đồng thời, đây cũng là động thái của doanh nghiệp nhằm giúp bù đắp một phần chi phí vận hành của đối tác tài xế, khuyến khích để họ có động lực tích cực làm việc thêm cơ hội thu nhập trang trải cuộc sống. 

Chị Trần Ngọc Loàn (ngụ quận 7, TPHCM) - tài xế Grab cho hay, khi nhận được thông tin chính thức về việc điều chỉnh giá cước, chị cũng như nhiều tài xế khác cảm thấy rất vui mừng. Việc tăng giá cước này trong bối cảnh giá xăng vừa tăng cao so với thời điểm giãn cách xã hội là hoàn toàn hợp lý.

"Giá xăng đã liên tục tăng lên thì giá cước cũng nên điều chỉnh để tài xế có cơ hội kiếm thêm thu nhập. Mỗi đơn hàng cũng chỉ tăng thêm vài nghìn đồng thôi nhưng cũng đỡ hơn là không tăng và giữ mức giá cũ. Kể từ sáng nay, giá cước đã tăng nhưng số chuyến vẫn ổn định"- Chị Loàn nói.

Cước tăng, cả hãng Grab và tài xế Grab đều hưởng lợi và có thu nhập cao hơn theo tỉ lệ khấu trừ 33% tính trên doanh thu cuốc xe đối với đối tác tài xế. Dưới góc nhìn của người trong cuộc, vui mừng là thế nhưng các tài xế cũng vẫn có những nỗi lo và mong mỏi riêng. 

Anh Nguyễn Văn Kiệt (ngụ quận 2, TPHCM) - một tài xế Grab - cho hay, hãng tăng giá anh cũng thấy mừng vì đỡ được phần nào chi phí, nhưng bản thân mong rằng giá xăng có thể điều chỉnh theo hướng giảm xuống và ổn định không leo thang.

"Việc tăng giá cước chỉ áp dụng đối với quãng đường từ nhà hàng cho tới địa điểm khách đặt đồ, còn quãng đường di chuyển đến lấy đồ thì không được tính. Giá cước tăng nhưng so với mức tăng của giá xăng khi mà sắp tới có thể lên tới 30.000 đồng/lít thì cũng "thua". Nếu giá cước tăng lên nữa sẽ khó mà cạnh tranh được, lúc đó khách hàng ít hơn thì thu nhập cũng bị ảnh hưởng" - anh Kiệt giãi bày.

Tài xế Nguyễn Văn Kiệt cũng cho rằng, với việc tăng giá này, việc duy trì khuyến mại cho khách hàng đỡ "thiệt" khi sử dụng dịch vụ và là cách để thu hút khách nhiều hơn, đảm bảo số cuốc, đơn hàng trong lúc các hãng khác chưa có động thái tăng giá cước.

Trước động thái tăng giá của Grab, một số tài xế hãng xe công nghệ khác cũng đang "nóng ruột" trước thông tin dự báo ngày 11.3 giá xăng có thể tăng vài nghìn đồng lên mức 30.000 đồng/lít nếu không can thiệp bằng quỹ bình ổn.

"Tài xế chúng tôi chạy một ngày 16 tiếng đồng hồ trên xe, ngày đổ xăng có khi 2 lần. Xăng mà tăng trên 30.000 đồng/lít thì đúng là cuộc sống quá bấp bênh, không chỉ mỗi xăng tăng mà cái gì rồi cũng sẽ lên theo. Chỉ mong công ty có hướng điều chỉnh cho phù hợp để đỡ chi phí, còn thực sự tăng giá lên mà không có khách thì cũng trở thành bất cập" - anh Đỗ Minh Chiến - tài xế Be tâm sự.

Doanh nghiệp vận tải "nhìn trước ngó sau" tìm giải pháp

Trong bối cảnh giá xăng dầu liên tục “leo thang” thời gian qua, nhiều doanh nghiệp lĩnh vực vận tải vẫn đang đắn đo và trong quá trình lên phương án và kịch bản cho việc điều chỉnh giá thành.

Ngày 10.3, đại diện hãng gọi xe công nghệ Be chia sẻ với Lao Động, hãng này vẫn sẽ duy trì mức giá cước ở thời điểm hiện tại và chưa có kế hoạch triển khai tăng giá. Thay vào đó, để động viên đối tác tài xế, hãng vẫn liên tục triển khai các chương trình tặng thưởng cuối ngày cho tài xế để họ có thêm thu nhập ngoài khoản thu chính từ các cuốc xe. Tương tự, đại diện hãng xe taxi truyền thống Mai Linh cũng cho biết hãng đang xem xét về việc chỉnh giá cước, tuy nhiên thời điểm ngày 10.3 vẫn chưa có thay đổi. 

Bà Lê Thị Đoan Trinh - Giám đốc Nhân sự Công ty Giao hàng nhanh - chia sẻ, với mức giá xăng dầu hiện tại, chi phí vận hành của doanh nghiệp này đã bị "đội" lên khoảng 2 tỉ đồng/tháng cho dàn xe nội bộ. Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn đang lựa chọn "gồng" khoản chi phí tăng này để duy trì mức giá cạnh tranh cho khách hàng.

"Chúng tôi cũng đang họp bàn về việc điều chỉnh giá dịch vụ nhưng chưa quyết định chính thức sẽ áp dụng điều chỉnh ở thời điểm hay nhóm đối tượng khách hàng nào. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đang quan sát thêm các đối thủ trong ngành để đưa ra mức thay đổi cho chính xác. Công ty Giao hàng nhanh cũng đang sẵn sàng tất cả các kịch bản đối ứng với diễn biến mới của tình hình xăng dầu thế giới và trong nước" - bà Trinh nói.

Bà Trinh chia sẻ, câu chuyện giá cả dịch vụ đối với các nhà vận chuyển là một cuộc chiến cạnh tranh khốc liệt. Nhất là sau giai đoạn dịch năm 2021, đa số các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đều mong muốn có thể tăng trưởng đột phá trong năm 2022.

"Việc mình điều chỉnh giá bán dịch vụ cũng là một tác động đáng kể lên chi phí của xã hội chứ không chỉ câu chuyện riêng của doanh nghiệp. Khi mà chưa tăng được giá cước thì người lao động họ cũng hiểu rằng công ty chưa thể đưa ra chính sách gì vào thời điểm này" - bà Trinh cho hay.

Xem thêm: odl.7522201-couc-aig-gnat-iat-nav-peihgn-hnaod-gnax-aig-cul-pa/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Áp lực giá xăng, doanh nghiệp vận tải tăng giá cước”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools