vĐồng tin tức tài chính 365

Cụ ông 72 tuổi mắc căn bệnh gây tử vong cao thứ 3 thế giới

2022-03-15 15:35

Tập 19 chương trình Hỏi bác sĩ chuyên khoa có chủ đề Giảm đàm, ho, khó thở, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD với sự tham gia tư vấn của bác sĩ CK II Lý Bá Tước - Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM. Chương trình được kết nối bởi MC Phong Linh.

Tuần này, bệnh nhân Ngô Minh Nghĩa (72 tuổi, quận 8, TP.HCM) đã tìm đến chương trình để xin tư vấn về căn bệnh đàm, ho, khó thở đã kéo dài dai dẳng suốt tám năm qua. Theo chia sẻ của ông Nghĩa, tình trạng bệnh của ông ngày càng nặng, đàm nhiều và thường có màu vàng đậm.

Ông thường xuyên ho nhiều vào ban đêm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ không chỉ của bản thân mà còn làm cả gia đình thức giấc. Không chỉ thế, mỗi lần phải vận động hay chỉ đi lại quanh nhà một chút ông đã thấy mệt, khó thở. Tới thời điểm giao mùa, trở lạnh, các của ông càng mạnh và nhiều hơn.

Cụ ông 72 tuổi mắc căn bệnh gây tử vong cao thứ 3 thế giới - ảnh 1
Bệnh nhân Ngô Minh Nghĩa. Ảnh: BEE

Lo lắng cho bệnh tình của mình, ông Nghĩa cũng đã đi thăm khám tại bệnh viện và được bác sĩ kê thuốc hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD và phải sử dụng thuốc xịt hen cả ngày lẫn đêm.

Do sử dụng quá nhiều thuốc tây trong thời gian dài, bệnh tình không tốt hơn là bao nhưng lại gây ra tác dụng phụ như đau bao tử càng khiến cho ông Nghĩa lo lắng.

Nghe những chia sẻ của nam bệnh nhân, bác sĩ Lý Bá Tước chẩn đoán bệnh tình của ông ngày càng nặng bởi căn bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính COPD làm cho lưu lượng khí thở ra giảm, gây khó chịu.

Cụ ông 72 tuổi mắc căn bệnh gây tử vong cao thứ 3 thế giới - ảnh 2
Ông Nghĩa lo lắng chia sẻ tại chương trình.

Căn bệnh này đứng thứ ba trong những căn bệnh gây tử vong nhiều nhất thế giới nên nếu ông Nghĩa không chữa trị kịp thời thì sẽ phải ghé thăm bệnh viện 2-3 lần một năm và mỗi lần như thế tiêu tốn khoảng 35-40 triệu đồng.

Bác sĩ Lý Bá Tước tư vấn: “Để điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD hiệu quả, đầu tiên bệnh nhân phải tập thở chum môi, hít một hơi thật sâu và thở ra từ từ. Mỗi ngày chú tập hai lần, mỗi lần 10 phút sẽ rất tốt cho phổi của chú".

Bác sĩ nói thêm: "Hoặc chú Nghĩa có thể tập đi bộ, vừa đi chậm rãi vừa hít thở sâu. Ngoài ra, chế độ ăn uống, dinh dưỡng cũng vô cùng quan trọng, nên bổ sung nhiều omega-3, omega-6, cá ngừ, đậu nành… không nên uống nhiều rượu, bia, cà phê và tránh tình trạng căng thẳng".

Cụ ông 72 tuổi mắc căn bệnh gây tử vong cao thứ 3 thế giới - ảnh 3
Bác sĩ Lý Bá Tước.

Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể kết hợp điều trị bằng phương pháp đông tây y kết hợp để cắt các cơn đợt cấp mà lại không có tác dụng phụ. Các loại dược liệu điều trị tốt cho căn bệnh này hiện nay đang có cây lá hen.

Trong cây lá hen có chứa các thành phần α-amyrin, β-amyrin giúp người bệnh giảm các triệu chứng đàm, ho, khó thở và đạt hiệu quả lên đến 97,6% trong vòng 30 ngày sử dụng. Đặc biệt, sản phẩm chiết xuất từ loại lá này hoàn toàn an toàn và không gây nên tác dụng phụ cho người bệnh.

Cụ ông 72 tuổi mắc căn bệnh gây tử vong cao thứ 3 thế giới - ảnh 4
Từ năm 2013 các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công khi kết hợp cao lá hen với cốt khí củ và cao AntidiCOPD giúp người bệnh giảm đến 96,7% các cơn ho, khó thở trong vòng 30 ngày.

Sau khi nhận được tư vấn và được tặng thuốc thảo dược, chỉ sau hơn một tháng điều trị, tình trạng ho, đàm và các đợt cấp của ông Nghĩa đã giảm đi rõ rệt.

Cụ ông 72 tuổi mắc căn bệnh gây tử vong cao thứ 3 thế giới - ảnh 5
Tình trạng ho, đàm và các đợt cấp của ông Nghĩa đã giảm khi sử dụng thảo dược.

“Giờ tôi thấy sức khỏe mình rất tốt, hết ho, hết đàm và dễ thở hơn rất nhiều. Giấc ngủ cũng thẳng giấc và không bị ho vào ban đêm nữa” - nam bệnh nhân chia sẻ thêm.

Chương trình Hỏi bác sĩ chuyên khoa được phát sóng lúc 18 giờ 10, Chủ nhật hàng tuần trên kênh HTV7.


Xem thêm: lmth.3058401-ioig-eht-3-uht-oac-gnov-ut-yag-hneb-nac-cam-iout-27-gno-uc/cod-ehgn-mex/irt-iaig/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cụ ông 72 tuổi mắc căn bệnh gây tử vong cao thứ 3 thế giới”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools