vĐồng tin tức tài chính 365

Ca nhiễm tăng vọt ở nhiều nước: Đừng nghĩ COVID-19 không còn tồn tại

2022-03-18 11:12
Ca nhiễm tăng vọt ở nhiều nước: Đừng nghĩ COVID-19 không còn tồn tại - Ảnh 1.

Nhân viên mặc đồ bảo hộ đứng tại một khu phố bị phong tỏa ở TP Thượng Hải (Trung Quốc) hôm 17-3 - Ảnh: AFP

Sáng 17-3, Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết nước này đã có tới 621.328 ca nhiễm mới và thêm 429 ca tử vong chỉ trong 24 giờ trước đó, đều là các mức cao kỷ lục trước nay. Đáng lo khi Hàn Quốc chỉ là một trong nhiều nước đang có số ca nhiễm tăng đáng kể trên thế giới.

"Phần nổi của tảng băng"

"Ca nhiễm gia tăng trên toàn cầu dù một số nước đã giảm xét nghiệm. Điều đó có nghĩa các ca nhiễm chúng ta đang thấy chỉ là phần nổi của tảng băng chìm" - Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu hôm 16-3.

Sau hơn 1 tháng giảm, tuần trước số ca COVID-19 trên toàn cầu bắt đầu tăng lại. Theo bà Maria van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật về COVID-19 của WHO, tuần qua ghi nhận hơn 11 triệu ca toàn cầu, tăng 8% so với tuần trước đó.

Hôm 16-3, Đức ghi nhận tỉ lệ mắc bệnh cao kỷ lục, với 1.607 ca nhiễm mới/100.000 người trong 7 ngày qua, đây cũng là một trong những tỉ lệ cao nhất ở châu Âu. Viện Robert Koch của Đức cho biết nước này có đến 262.593 ca nhiễm mới và thêm 269 ca tử vong trong 24 giờ.

Tại Áo, sau khi dỡ bỏ hầu hết biện pháp hạn chế vào đầu tháng 3, ngày 16-3, nước này ghi nhận kỷ lục 58.583 ca nhiễm mới trong 24 giờ. Phần Lan, Hà Lan, Thụy Sĩ, Pháp và Vương quốc Anh cũng đều có số ca nhiễm tăng đột biến.

Trong khi đó, sau khi vượt mốc 100.000 ca/ngày lần đầu tiên hôm 18-2, chỉ trong khoảng 1 tháng, số ca nhiễm hằng ngày của Hàn Quốc đã vượt mốc 600.000 hôm 17-3. Tại Trung Quốc, đợt dịch hiện tại do Omicron đã lan ra 28 tỉnh và khu vực.

Vì sao có chuyện này? Bà Maria van Kerkhove cho biết yếu tố góp phần làm tăng ca nhiễm toàn cầu là Omicron - loại biến thể của virus SARS-CoV-2 dễ lây truyền nhất cho đến nay, và dòng phụ BA.2 của Omicron. Một nguyên nhân nữa là vì một số nước bỏ yêu cầu đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và hạn chế di chuyển. Ngoài ra, bà Kerkhove nói tỉ lệ tiêm chủng thấp ở một số nước - một phần do "nhiều thông tin sai lệch" - cũng khiến ca nhiễm tăng cao.

Cần hết sức thận trọng

Tổng giám đốc WHO cảnh báo các đợt bùng dịch và tăng vọt ca nhiễm có thể còn tiếp tục, nhất là ở các khu vực đã dỡ bỏ những biện pháp phòng ngừa.

Tuy nhiên, một điều đáng chú ý là tỉ lệ tử vong do COVID-19 hiện nay đã thấp hơn tại một số nước dù ca nhiễm tăng vọt, khi độ phủ vắc xin ngày càng tăng. Theo báo The Guardian, tỉ lệ tử vong ở Đức hiện thấp hơn đáng kể so với trong đợt dịch mùa đông năm ngoái.

Tại Hàn Quốc, tỉ lệ tử vong là 0,14%. Tính tới ngày 17-3, tổng số bệnh nhân COVID-19 bị nặng (một chỉ số chính trong phản ứng với đại dịch) là 1.159 người, giảm so với 1.244 người của ngày trước đó.

Một phân tích của Chính phủ Hàn Quốc với khoảng 140.000 ca nhiễm Omicron ở nước này cho thấy không có ca tử vong nào ở những người dưới 60 tuổi đã được tiêm mũi tăng cường. Đến nay, gần 63% trong 52 triệu dân Hàn Quốc đã tiêm mũi bổ sung.

Bất chấp ca nhiễm tăng vọt, Hàn Quốc đang nới lỏng dần các biện pháp hạn chế nhằm trở lại trạng thái bình thường trước áp lực từ doanh nghiệp nhỏ và người lao động tự do bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch.

Giới chức y tế Hàn Quốc tin rằng đợt dịch do biến thể Omicron hiện nay sắp đạt đỉnh. Ông Son Young Rae, một quan chức y tế cấp cao Hàn Quốc, nói: "Nếu vượt qua được cuộc khủng hoảng này, chúng ta sẽ tiến gần hơn đến việc trở lại trạng thái bình thường".

Ông Mike Ryan, giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của WHO, đánh giá virus gây bệnh COVID-19 hiện nay sẽ "lúc mạnh lúc yếu" vì "nó vẫn chưa lắng xuống thành một mô hình theo mùa hoặc có thể dự đoán được".

"Chúng ta cần phải hết sức thận trọng. Chúng ta cần theo dõi tình hình dịch hiện tại thật cẩn thận và tập trung tiêm vắc xin cho những người dễ bị tổn thương nhất, và cần làm điều này càng nhanh càng tốt ở mọi quốc gia" - ông Ryan kêu gọi.

Giữ hay nới lỏng biện pháp hạn chế?

Bà Antonella Viola, giáo sư miễn dịch học tại Đại học Padua (Ý), cho biết: "Tôi đồng ý với việc nới lỏng các biện pháp phòng chống COVID-19, vì bạn không thể coi COVID-19 là tình trạng khẩn cấp sau 2 năm".

Bà lưu ý: "Chúng ta chỉ cần tránh lối suy nghĩ rằng COVID-19 không còn tồn tại. Do đó, hãy duy trì các biện pháp cần thiết, mà về cơ bản là giám sát và theo dõi ca nhiễm liên tục, duy trì nghĩa vụ đeo khẩu trang ở những nơi có không gian kín hoặc rất đông người".

460 triệu

Ngày 17-3, WHO cho biết tổng số ca COVID-19 trên toàn cầu đã vượt 460 triệu ca và số ca tử vong đã vượt 6,05 triệu. 5 nước có ca nhiễm cao nhất thế giới là Mỹ (hơn 78 triệu ca), Ấn Độ (hơn 42 triệu), Brazil (hơn 29 triệu), Pháp (hơn 22 triệu) và Anh (hơn 19 triệu).

Tin sáng 18-3: Mỗi ngày hàng trăm ngàn ca, vắc xin COVID-19 hiện nay có hiệu quả ngừa Omicron?Tin sáng 18-3: Mỗi ngày hàng trăm ngàn ca, vắc xin COVID-19 hiện nay có hiệu quả ngừa Omicron?

TTO - Dù tỉ lệ phủ vắc xin tại Việt Nam rất cao, nhóm trên 18 tuổi dự kiến phủ mũi 3 trong tháng 3, nhóm 12-17 tuổi tỉ lệ tiêm mũi 2 trên 93%, nhưng trung bình tuần qua là trên 171.000 ca COVID-19/ngày. Vậy hiệu quả ngừa Omicron của vắc xin ra sao?

Xem thêm: mth.33243620181302202-iat-not-noc-gnohk-91-divoc-ihgn-gnud-coun-ueihn-o-tov-gnat-meihn-ac/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ca nhiễm tăng vọt ở nhiều nước: Đừng nghĩ COVID-19 không còn tồn tại”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools