vĐồng tin tức tài chính 365

Còn phải chờ bao lâu?

2022-03-19 10:01
Còn phải chờ bao lâu? - Ảnh 1.

Một trường mầm non ở huyện Nhà Bè (TP.HCM) sau đợt dịch COVID-19 đã tháo dỡ, trả mặt bằng và ngưng hoạt động - Ảnh: TỰ TRUNG

Đóng cửa trường quá lâu, không có doanh thu mà vẫn phải trả tiền thuê mặt bằng, các chi phí duy trì khiến nhiều trường tư dù cố gắng cũng đến lúc kiệt sức. Dịch COVID-19 đưa thiệt hại nặng đến cho nhiều nghề. 

Nhiều ngành phải dừng hoạt động trong những thời điểm chống dịch căng thẳng, nhưng có lẽ trường mầm non là một trong những nơi bị dừng hoạt động lâu nhất.

Hàng ngàn cơ sở mầm non "biến mất", sang tên rao bán không phải chỉ để lại nỗi lo cơm áo gạo tiền của chủ trường, của các thầy cô giáo cùng sự hụt hẫng bất đắc dĩ phải bỏ nghề mà còn để lại hệ lụy xã hội lớn.

Từ mấy tháng trước, nói về hệ thống giáo dục tư thục, bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã thừa nhận tình trạng "nhiều cơ sở phải đóng cửa, sang tên, rao bán, nhiều lao động mất việc làm và có khoảng 1,2 triệu cháu nguy cơ không có chỗ học". 

Thừa nhận đây là "con số không nhỏ", tại phiên chất vấn kỳ họp Quốc hội cuối năm 2021, bộ trưởng tuyên bố bộ này đã tính toán nắm nhu cầu, có cơ sở dữ liệu đầy đủ về số lượng, xây dựng một phương án đề xuất gói tài chính và "đang trình Chính phủ để xem xét hỗ trợ cho cả thầy cô và các cơ sở mầm non tư thục".

Nhiều nhà đầu tư trộm mừng vì sự sốt ruột của người đứng đầu ngành giáo dục, nhưng rồi lại vẹn nguyên thấp thỏm khi mấy tháng đã trôi qua vẫn chưa thấy gói hỗ trợ triển khai. Nghị quyết của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển

kinh tế - xã hội từ tháng 1 đã xác định gói vay 1.400 tỉ đồng cho trường mầm non, tiểu học bị ảnh hưởng vì dịch bệnh. 

Nhưng 3 ngày trước đây, trong công điện đôn đốc triển khai quyết liệt hơn nữa chương trình này, Thủ tướng phải tiếp tục nhắc Bộ GD-ĐT khẩn trương trình Thủ tướng ban hành quyết định về trình tự, thủ tục, mức lãi suất cho vay với các trường tiểu học, mầm non ngoài công lập.

Cũng có thể thông cảm cho Bộ GD-ĐT khi phải đứng ra chủ trì xây dựng quy định về hỗ trợ tài chính nhưng khó đâu gỡ đó, sự chậm trễ trong ban hành chính sách khiến nhiều trường đã hụt hơi lại thêm phần chấp chới, mỏi mòn. 

Vẫn còn những trường tư đang cố chống chịu, nhưng nếu không được tiếp sức kịp thì cũng khó tránh việc sớm trở thành chủ nhân của bản tin "sang nhượng". "Chỉ mong chính sách có sớm và quan trọng là thủ tục không rườm rà. Có chính sách mà thủ tục vướng víu, chưa chắc hỗ trợ đã đến nơi. 

Ngoài gói hỗ trợ, ước mơ của chúng tôi là học sinh được đến trường. Dịch bệnh phải chịu nhưng mong các ngành liên quan thật tâm khảo sát, đánh giá khoa học cho những quy chuẩn, điều kiện để trẻ trở lại trường", một chủ trường tâm sự.

Bậc học mầm non có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành năng lực và nhân cách trẻ. Nhưng trong chính sách quốc gia, bậc học này còn chưa được coi trọng đúng mức mà sự khủng hoảng các trường mầm non tư thục là biểu hiện rõ nét.

Chưa kể giáo dục ngoài công lập đang là lối ra để ngành giáo dục thực hiện chủ trương giảm biên chế hưởng ngân sách nhà nước mà vẫn đảm bảo nhân lực cho phát triển. Nếu không đồng bộ chính sách, người chịu thiệt thòi chính là thế hệ mầm non - những chủ nhân của đất nước trong tương lai.

Hàng ngàn trường mầm non Hàng ngàn trường mầm non 'biến mất' - Kỳ cuối: Lối thoát nào?

TTO - Không chỉ phản ánh những khó khăn đang kéo các cơ sở này dần xuống đáy, trong thư kiến nghị gửi Sở GD-ĐT Hà Nội mới đây, gần 50 cơ sở mầm non ngoài công lập đã đề đạt những giải pháp và mong muốn để cứu mầm non tư thục.

Xem thêm: mth.13011028091302202-ual-oab-ohc-iahp-noc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Còn phải chờ bao lâu?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools