Các chuyên gia tham dự tọa đàm "Hiểu đúng về hội chứng hậu COVID-19" do báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức - Ảnh: NGUYỆT NHI
Đó là khẳng định của ông Lương Ngọc Khuê - cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) - tại tọa đàm "Hiểu đúng về hội chứng hậu COVID-19" do báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức ngày 22-3.
Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia đến từ Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Tâm thần TP.HCM, Đại học Y dược... chia sẻ cho người dân thực hành một số kỹ năng cơ bản để có thể tự chăm sóc sức khỏe tại nhà sau nhiễm COVID-19, bao gồm chế độ dinh dưỡng, vật lý trị liệu, chăm sóc sức khỏe - khám sức khỏe định kỳ, các hoạt động thể dục - thể thao...
Ngoài ra, các chuyên gia cũng cảnh báo những thói quen, cách sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng hay các bài trị liệu không đúng; một số nhóm "đối tượng đặc biệt, dễ bị tổn thương hay di chứng" sau khi nhiễm COVID-19, từ đó có biện pháp chăm sóc sức khỏe đúng cách.
Hiện nay, nhiều bệnh nhân sau khi nhiễm COVID-19 đã gặp các triệu chứng tồn tại dai dẳng, thậm chí phải quay trở lại bệnh viện để điều trị. Trong đó 3 triệu chứng hậu COVID-19 phổ biến nhất là mệt mỏi, khó thở và rối loạn chức năng nhận thức.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy, có 33% - 76% người bệnh có thể gặp triệu chứng hậu COVID-19 kéo dài ít nhất 6 tháng sau khi nhiễm bệnh, 20% người bệnh phải tái nhập viện; 80% người bệnh phải theo dõi tại cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu trong vòng 2 tháng sau xuất viện.
Đánh giá thêm về vấn đề này, ông Lương Ngọc Khuê chia sẻ công luận và ngành y tế đang rất quan tâm đến các vấn đề hậu COVID-19. Theo ông, về nguyên tắc, đối với tất cả các bệnh bao giờ cũng trải qua các giai đoạn trước, trong và sau khi khỏi bệnh, thì hậu COVID-19 cũng thế.
"Vừa qua Bộ Y tế có chỉ đạo các bệnh viện trung ương, bộ ngành bổ sung các hướng dẫn về vấn đề tâm lý, điều trị cho người dân mắc phải các bệnh lý hậu COVID-19, đảm bảo thực hiện đúng các phác đồ điều trị cho từng loại bệnh lý" - ông Khuê nói.
Bên cạnh đó, ông Khuê khẳng định Bộ Y tế giao cho tất cả các cơ sở khám chữa bệnh thay đổi chiến lược điều trị hậu COVID-19. Tuyệt đối không thành lập thêm bệnh viện, các khoa điều trị hậu COVID-19.
Lý giải điều này, ông Khuê nói: "Bởi hiện nay ở các bệnh viện đều có sẵn các chuyên khoa, do đó hậu COVID-19 nếu suy giảm chức năng cơ quan nào thì người bệnh có thể đến khám, điều trị tại bệnh viện hoặc khoa chuyên khoa đó".
Liên quan đến vấn đề này, TP.HCM vừa cho ngưng hoạt động Trung tâm hồi sức COVID-19 tại TP Thủ Đức, để chuẩn bị tiếp nhận, điều trị bệnh nhân ung bướu.
Sở Y tế TP.HCM có trách nhiệm hỗ trợ, tạo điều kiện cho Bệnh viện hồi sức COVID-19 bàn giao cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư tiêu hao và hồ sơ bệnh án khi tiến hành giải thể.
Song song với việc này, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai - chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM - cho biết các bệnh viện dã chiến và các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 của quận, huyện và tại các khu chế xuất, khu công nghiệp sẽ được duy trì để tiếp nhận, chăm sóc, điều trị người nhiễm bệnh.
Ngành y tế TP cũng tiếp tục duy trì hoạt động bệnh viện dã chiến, thu dung điều trị COVID-19 số 13, 14, 16, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM và Bệnh viện Chợ Rẫy duy trì 200 giường ICU mỗi bệnh viện, đảm bảo TP luôn sẵn sàng 1.000 giường.
TTO - Đó là một trong những nội dung sẽ được Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp với các đơn vị triển khai trong năm 2022.
Xem thêm: mth.27610030122302202-91-divoc-irt-ueid-aohk-cac-av-neiv-hneb-meht-pal-hnaht-gnohk/nv.ertiout