Theo những người trong cuộc cho hay, Mỹ đang hoàn tất kế hoạch cung cấp thêm 15 tỷ m3 khí đốt tự nhiên hóa lỏng cho EU vào cuối năm 2022. Thỏa thuận này nhằm giúp EU giảm bớt sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga - khu vực đang chạy đua để hạn chế 2/3 lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga trong năm nay.
Việc Mỹ hỗ trợ LNG giúp EU hướng gần hơn tới mục tiêu được đặt ra trong tháng này là thay thế 50 tỷ m3 khí hiện do Nga cung cấp bằng một nguồn cung khác. Năm 2021, Mỹ cung cấp cho châu Âu 22 tỷ m3, theo số liệu của EU.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen sẽ công bố thỏa thuận vào sáng ngày 25/3. "Mỹ sẽ bổ sung LNG cho Liên minh châu Âu, do đó chúng tôi sẽ có nguồn thay thế LNG từ Nga", ông Von der Leyen cho biết hôm 24/3.
Lượng nhập khẩu LNG của châu Âu đã tăng trong đầu năm 2022
Một quan chức Ủy ban châu Âu cho biết kế hoạch với Mỹ sẽ tập trung vào việc đảm bảo an ninh nguồn cung cho EU trong ngắn hạn, cũng như thúc đẩy sản xuất tại Mỹ trong trung hạn và thực hiện các biện pháp hạn chế tiêu dùng. Điều này sẽ liên quan đến các số liệu "cụ thể" về các chuyến hàng LNG đến EU, quan chức này nói thêm.
EU đang chịu áp lực lớn trong việc cấm nhập khẩu năng lượng từ Nga. Tuy nhiên, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã ngay lập tức cảnh báo về lệnh cấm đối với nhiên liệu hóa thạch của nước này, ông nói rằng động thái như vậy rất dễ gây ra suy thoái. Các quan chức Đức cho biết việc giảm mạnh nhập khẩu khí đốt của Nga trong năm nay sẽ đạt được mục tiêu giống như các lệnh trừng phạt.
EU đã đặt ra kế hoạch nhập khẩu thêm 50 tỷ m3 LNG từ các nhà sản xuất toàn cầu bao gồm Mỹ, Qatar và Ai Cập trong tháng này. Tuy vậy, một số nhà phân tích cảnh báo rằng kế hoạch này là không thực tế.
Các quan chức đã thông báo tóm tắt về kế hoạch của Mỹ, họ nhấn mạnh rằng lượng LNG cung cấp cho EU sẽ phụ thuộc vào các hợp đồng thương mại. Phần lớn doanh số bán LNG của Mỹ đã được cam kết cho các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở châu Á, trong khi các kho khí đốt tự nhiên hóa lỏng ở ven biển của họ đã hoạt động gần hết công suất.
Samantha Dart, một nhà phân tích của Goldman Sachs cho biết: "Chúng tôi nghĩ rằng các biện pháp tiềm năng trong ngắn hạn sẽ tập trung chủ yếu vào việc phân bổ lại nguồn cung cho châu Âu, thay vì tăng tổng khối lượng xuất khẩu LNG của Mỹ".
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại Brussels hôm 24/3
Mike Yarwood, thành viên nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford, cho biết châu Âu sẽ phải tự luyện thép để chi trả khi giá khí đốt ngày càng tăng cao trong nhiều năm tới để đạt được mục tiêu của mình. Mặc dù bán đảo Iberia là nơi tập trung nhiều cảng nhập khẩu LNG của châu Âu nhưng đường ống chuyển khí đốt nhập khẩu sang Bắc Âu của Tây Ban Nha vẫn còn yếu kém.
Các quốc gia Đông Âu phụ thuộc nhiều nhất vào khí đốt của Nga lại bị thiếu cơ sở hạ tầng để hưởng lợi từ "phi vụ" nhập khẩu LNG này. Các kho gần đó của họ đã hoạt động hết công suất, có nghĩa là họ sẽ phải vật lộn để tăng nguồn nhập khẩu hơn nữa.
Ngoài ra, Ủy ban Điều tiết Năng lượng Liên bang Mỹ (FERC) hôm 24/3 đã lùi về các quy định mới khiến việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt trở nên khó khăn hơn. Việc này xảy ra trong bối cảnh nhiều người chỉ trích rằng chúng sẽ cản trở ngành công nghiệp trong lúc Nhà Trắng đang thúc đẩy xuất khẩu sang châu Âu.
Neil Chatterjee, cựu chủ tịch FERC, nói rằng quyết định được đưa ra dựa trên "sự kết hợp giữa các vấn đề thế giới và áp lực chính trị của lưỡng đảng". "Ủy ban đã rút lui hoàn toàn và triệt để", ông nói. "Tôi chưa bao giờ thấy điều tương tự trước đây. Nhưng đó là điều đúng đắn phải làm".
http://tintuc.vdong.vn/03/1286344.htmXem thêm: nhc.46673401152302202-ue-ohc-gnol-aoh-neihn-ut-tod-ihk-gnuc-nougn-gnat-hcaoh-ek-nel-ym/nv.fefac