Tính từ đầu năm 2022 đến nay, các nhà cung cấp dịch vụ mới dán thêm thẻ cho khoảng 200.000 phương tiện.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ bố trí các điểm dán thẻ ở 63 tỉnh, thành phố, tạo thuận tiện cho người dân dán thẻ, hạn chế tối đa việc xảy ra lỗi trong quá trình vận hành hệ thống.
Các dịch vụ như nạp tiền vào tài khoản giao thông đã có nhiều tiện ích, đa dạng các kênh nạp tiền qua ví điện tử, qua ngân hàng. Tính đến thời điểm hiện tại, cả nước đã có 112 trạm thu phí được lắp đặt hệ thống thu phí không dừng.
Theo các chuyên gia giao thông, để thu hút người dân dán thẻ các nhà cung cấp dịch vụ cần có chính sách khuyến mại. Chẳng hạn chủ phương tiện nào dùng dịch vụ với số tiền lớn trong 1 tháng sẽ được giảm phí hay tặng thêm các chi phí gia tăng khác.
"Nhà nước có thể chọn một số tuyến đường có lưu lượng lớn và công bố cho người dân biết sẽ chỉ thu phí không dừng, như sắp triển khai tại cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Khi đó, chủ phương tiện muốn đi sẽ buộc phải dán thẻ", một chuyên gia giao thông đề xuất.
Trước đó, Thủ tướng đã có công điện yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo dán thẻ định danh đối với toàn bộ phương tiện xe ô tô thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị để sử dụng dịch vụ thu phí ETC, không sử dụng hình thức thu phí thủ công kể từ ngày 1/6/2022.
Trước đó, tại buổi làm việc với Bộ Giao thông vận tải, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành cũng yêu cầu đến tháng 6/2022 có 90% phương tiện được dán thẻ ETC.
VTV.vn - UBND TP. Hà Nội vừa yêu cầu các Sở, ban, ngành, quận huyện, thị xã triển khai dán thẻ định danh đối với xe ô tô để sử dụng dịch vụ thu phí giao thông đường bộ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.4483412152302202-gnud-gnohk-ihp-uht-eht-oc-ex-ueirt-72/et-hnik/nv.vtv