vĐồng tin tức tài chính 365

BIDV vs VietinBank - Long Hổ song đấu: Cuộc bám đuổi trường kỳ của 2 đại diện quốc doanh quyền lực nhất nhì ngành ngân h

2022-03-26 08:24

Ngân hàng là nhóm cổ phiếu dành được nhiều sự quan tâm nhất thị trường chứng khoán. Trong những thời khó khăn nhất, đây là nhóm cổ phiếu đã gồng gánh thị trường, thậm chí thúc đẩy VnIndex đạt đỉnh mới. Với giá trị vốn hóa chiếm đến 1/3 thị trường, cổ phiếu ngân hàng luôn được giới đầu tư quan tâm và sở hữu nhiều trong danh mục.

Nhóm các ngân hàng tư nhân niêm yết cổ phiếu trên sàn lên tới con số hàng chục thì hiện chỉ mới có 3 nhà băng quốc doanh gồm Vietcombank, BIDV, VietinBank tham gia cuộc chơi. Vietcombank là ngân hàng tỏ ra khác biệt nhất về chiến lược kinh doanh và thị giá. Còn nếu đặt lên bàn cân, BIDV và VietinBank thì có thể so sánh ngang tài ngang sức.

Đầu tiên hãy so sánh tài sản của 2 nhà băng này. BIDV và VietinBank có 1 quãng thời gian bám đuổi sát nút về quy mô cho vay khách hàng lẫn tiền gửi tiết kiệm. Tuy nhiên từ năm 2014, BIDV bắt đầu vượt lên trên VietinBank trong cả 2 chỉ tiêu này. Năm 2021 quy mô cho vay của BIDV là 1,3 triệu tỷ đồng trong khi VietinBank là 1,1 triệu tỷ đồng.

BIDV vs VietinBank - Long Hổ song đấu: Cuộc bám đuổi trường kỳ của 2 đại diện quốc doanh quyền lực ngành ngân hàng - Ảnh 1.
BIDV vs VietinBank - Long Hổ song đấu: Cuộc bám đuổi trường kỳ của 2 đại diện quốc doanh quyền lực ngành ngân hàng - Ảnh 2.

Hãy thử xem với lượng tài sản cầm trong tay như vậy, hai nhà băng này kinh doanh doanh hiệu quả ra sao. Trong năm 2021, BIDV thu về 46.818 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng trưởng 30% trong khi con số này của VietinBank là 41.788 tỷ đồng, tăng trưởng 17%. Giai đoạn từ 2005-2015, khoản thu từ hoạt động kinh doanh chính của VietinBank cao hơn BIDV. Tuy nhiên từ năm 2015, BIDV bứt tốc và vượt VietinBank, điển hình nhất là năm 2021.

BIDV vs VietinBank - Long Hổ song đấu: Cuộc bám đuổi trường kỳ của 2 đại diện quốc doanh quyền lực ngành ngân hàng - Ảnh 3.

Về lãi từ các hoạt động dịch vụ, BIDV cũng tỏ ra xuất sắc hơn khi cán mốc 6.614 tỷ đồng năm 2021. Trong khi đó VietinBank chỉ nhận được cỡ 4.952 tỷ đồng. Từ năm 2005, BIDV đã vượt mặt VietinBank về khoản mục này.

BIDV vs VietinBank - Long Hổ song đấu: Cuộc bám đuổi trường kỳ của 2 đại diện quốc doanh quyền lực ngành ngân hàng - Ảnh 4.

Tuy kém BIDV về thu nhập lãi thuần và nguồn thu từ dịch vụ nhưng VietinBank lại sinh lời tốt hơn. Năm 2021, nhà băng này cán mốc 17.589 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng trưởng 3% so với năm trước đó. Trong khi BIDV dù chỉ đạt mức 13.602 tỷ đồng nhưng tăng trưởng tới 50%.

BIDV vs VietinBank - Long Hổ song đấu: Cuộc bám đuổi trường kỳ của 2 đại diện quốc doanh quyền lực ngành ngân hàng - Ảnh 5.

Sở dĩ VietinBank vẫn duy trì được nguồn lợi nhuận cao bởi nhà băng này vốn có truyền thống trích lập dự phòng thấp hơn BIDV. Năm 2021, chi phí dự phòng của BIDV lên tới 29.432 tỷ đồng trong khi VietinBank chỉ bỏ ra 18.382 tỷ đồng.

BIDV vs VietinBank - Long Hổ song đấu: Cuộc bám đuổi trường kỳ của 2 đại diện quốc doanh quyền lực ngành ngân hàng - Ảnh 6.

Sở dĩ có sự khác biệt lớn này bởi chiến lược của 2 ngân hàng bắt đầu khác nhau trong thời gian gần đây. Báo cáo phân tích của VnDirect cho biết tệp khách hàng chính của VietinBank hiện tại là các doanh nghiệp lớn có quy mô lớn như Tập đoàn Petrolimex, Thaco, Sungroup, Viettel, Vinaconex, Vietnam Airlines, Vingroup, Hòa Phát, Mobifone,... Do đó việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cũng thấp hơn.

VnDirect đánh giá mảng bán lẻ của VietinBank không thực sự nổi bật trên thị trường, quy trình phục vụ khách hàng bán lẻ tương đối rườm rà. Mặc dù hoạt động bán lẻ của VietinBank chưa thực sự mạnh mẽ (tỷ lệ cho vay cá nhân của VietinBank là 30% tính đến cuối năm 2020 trong khi ở nhiều ngân hàng có lợi thế bán lẻ, tỷ lệ này là 40-50%)

Mặc dù ngân hàng đã chú ý đến mảng ngân hàng bán lẻ từ rất sớm, nhưng tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân của nhà băng này tăng trưởng chậm chạp khi so với đối thủ cạnh tranh. Trong 3 ngân hàng quốc doanh, VietinBank là ngân hàng có tỷ lệ cho vay cá nhân thấp nhất.

BIDV vs VietinBank - Long Hổ song đấu: Cuộc bám đuổi trường kỳ của 2 đại diện quốc doanh quyền lực ngành ngân hàng - Ảnh 7.

Trong khi đó BIDV nhanh nhẹn hơn trong cuộc đua chuyển đổi số và thay đổi cơ cấu khách hàng. Nhà băng này tích cực chuyển dịch phát triển nhóm khách hàng FDI, duy trì vị thế trong phân khúc khách hàng bán lẻ và SME.

Cuộc đua kinh doanh của BIDV và VietinBank cũng phần nào được phải ánh qua biến động giá cổ phiếu của 2 nhà băng này. Thị giá của BIDV tính tại thời điểm ngày 25/3/2022 là nghìn đồng 43.450 đồng trong khi VietinBank là 32.200 nghìn đồng.

BIDV vs VietinBank - Long Hổ song đấu: Cuộc bám đuổi trường kỳ của 2 đại diện quốc doanh quyền lực ngành ngân hàng - Ảnh 8.

Tuy vậy trong báo cáo phân tích hội đầu năm của SSI, cổ phiếu CTG, VCB được chọn vào danh sách cổ phiếu yêu thích còn BID của BIDV thì không. SSI cho rằng cổ phiếu CTG hiện đang định giá thấp mặc dù các yếu tố cơ bản đang cải thiện. Nhà băng này cũng đang tích cực đẩy mạnh mảng bán lẻ và ngân hàng giao dịch. Hiệu quả hoạt động cải thiện với CIR đạt 29% trong 9 tháng đầu năm 2021 và CASA tiếp tục trong xu hướng tăng. Ngoài ra SSI dự đoán năm nay VietinBank sẽ có thu nhập bất thường từ hợp đồng bancassurance và thoái vốn công ty con gồm VietinBank Leasing và VietinBank Securities.

http://tintuc.vdong.vn/03/1287152.htm

Mộc An

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xem thêm: nhc.78574835152302202-gnah-nagn-hnagn-ihn-tahn-cul-neyuq-hnaod-couq-neid-iad-2-auc-yk-gnourt-ioud-mab-couc-uad-gnos-oh-gnol-knabniteiv-sv-vdib/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“BIDV vs VietinBank - Long Hổ song đấu: Cuộc bám đuổi trường kỳ của 2 đại diện quốc doanh quyền lực nhất nhì ngành ngân h”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools