vĐồng tin tức tài chính 365

Điều gì phía sau việc phát triển nhanh chóng 8,5 triệu 'ngôi nhà phù thủy' ở Nhật Bản?

2023-03-01 14:05
Điều gì phía sau việc phát triển nhanh chóng 8,5 triệu ngôi nhà phù thủy ở Nhật Bản? - Ảnh 1.

Một ngôi nhà bỏ hoang ở tỉnh Hokkaido, Nhật Bản - Ảnh: SHUTTERSTOCK

Được gọi là “ngôi nhà phù thủy” bởi những ngôi nhà này thường mang vẻ u ám, xiêu vẹo và khó sửa chữa. 

Khi dân rời vùng quê đổ xô lên thành phố

Đó là ngôi nhà của những người ở nông thôn rời bỏ đất đai và vùng quê của họ để lên thành phố sống.

“Có quá nhiều ngôi nhà trống, và điều này lại càng khiến người ta bỏ đi nhanh chóng. Bởi không ai muốn sống ở nơi bị bao quanh bởi những ngôi nhà ma”, ông Chris McMorran, phó giáo sư khoa nghiên cứu Nhật Bản tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS), nói với trang Business Insider.

Cũng theo ông Chris McMorran, người dân rời bỏ vùng nông thôn còn vì lý do họ thiếu khả năng tiếp cận các tiện nghi cơ bản như bệnh viện và cửa hàng tiện lợi.

Cuộc khảo sát gần nhất của Chính phủ Nhật Bản cho thấy có khoảng 8,5 triệu akiya như vậy trong cả nước Nhật.

Tình trạng nhà bỏ trống khá trầm trọng ở nhiều nơi, như ở vùng nông thôn Wakayama, cứ 5 ngôi nhà thì có 1 ngôi nhà bị bỏ hoang.

Hệ quả của nhà tạm cư, chất lượng kém

Đây không phải là vấn đề mới, hiện tượng này đã phát sinh trong thời hậu chiến, những năm 1950, khi quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa tăng vọt tại Nhật Bản.

Ông Richard Lloyd Parry, biên tập viên châu Á của báo The Times (Anh), giải thích: “Trước chiến tranh, những ngôi nhà được xây dựng để tồn tại lâu dài. Ai cũng kỳ vọng chúng sẽ là nơi ở của một gia đình nhiều thế hệ. Nhưng khi cuộc chiến tranh tàn phá các thành phố, ưu tiên hàng đầu là cung cấp nhà ở về số lượng, còn chất lượng đã bị bỏ quên”.

Kết quả, những ngôi nhà này được xem là nơi ở tạm thời ở Nhật Bản. Với thời gian, các akiya càng không giữ được giá trị của chúng.

Hiện phần lớn người dân Nhật Bản thích mua một ngôi nhà mới xây hơn là một ngôi nhà đã qua sử dụng. Một khi ngôi nhà đã hơn 10 hoặc 15 năm tuổi, theo nghĩa đen nó gần như không còn giá trị.

Người già nhiều, con trẻ ít

Một số ngôi nhà bị bỏ hoang khi cư dân của họ già đi.

Nhật Bản có dân số già nhất so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, với gần 1/3 công dân trên 65 tuổi. Khi đến tuổi già, nhiều người rời khỏi ngôi nhà "cha sinh mẹ đẻ" ở nông thôn để chuyển đến ở với con cái hoặc những ngôi nhà nhỏ ở thành thị, thuận tiện cho mọi sinh hoạt.

Làm trầm trọng thêm vấn đề này là tỉ lệ sinh thấp "khét tiếng" của Nhật Bản - xu hướng bắt đầu từ những năm 1970 và vẫn tiếp tục đều đặn cho đến ngày nay. 

Thực tế, năm 2022 có chưa tới 800.000 trẻ em được sinh ra ở quốc gia có hơn 125 triệu dân này và dân số tiếp tục giảm hằng năm kể từ năm 2009.

Số lượng các ngôi nhà bỏ hoang này vẫn ngày một tăng lên. Luật về quyền sở hữu của Nhật Bản, cộng thêm việc chủ sở hữu nhà bỏ đi không để lại dấu vết, khiến việc phá hủy chúng cực kỳ khó khăn.

Theo ước tính của Viện Nghiên cứu kinh tế Nomura của Nhật Bản, khoảng 1/3 số nhà trống trên toàn quốc sẽ không có người ở đến năm 2038.

Nhìn hàng loạt khối nhà bỏ hoang ở Trung Quốc để hiểu Nhìn hàng loạt khối nhà bỏ hoang ở Trung Quốc để hiểu 'khủng hoảng Evergrande'

TTO - Với hàng loạt công trình bỏ hoang, thành phố Lục An thuộc tỉnh An Huy (Trung Quốc) đã trở thành dẫn chứng cho cuộc khủng hoảng nợ của Tập đoàn China Evergrande và tình trạng "bong bóng" nhà ở tại Trung Quốc.


Xem thêm: mth.8942247172203202-nab-tahn-o-yuht-uhp-ahn-iogn-ueirt-5-8-gnohc-hnahn-neirt-tahp-ceiv-uas-aihp-ig-ueid/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Điều gì phía sau việc phát triển nhanh chóng 8,5 triệu 'ngôi nhà phù thủy' ở Nhật Bản?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools