vĐồng tin tức tài chính 365

Thị trường tài chính 24h: Thắp lại hy vọng

2023-03-01 19:57

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 1/3 tăng 100.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày đã tăng thêm 50.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 66,25 – 66,97 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 9,5 USD lên 1.826,8 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục tăng lên ngưỡng trên 1.830 USD/ounce, nhưng cũng đã chững lại và giằng co nhẹ quanh vùng này cho đến cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 104,44 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 1/3 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.643 đồng/USD, giảm 1 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.580 – 23.920 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng nhẹ lên 23.500 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục tăng và lên trên 23.700 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,45 USD (-0,58%), xuống 76,60 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,35 USD (-0,42%), xuống 83,10 USD/thùng.

VN-Index tăng gần 16 điểm

Sự thận trọng khiến thị trường mở cửa trong sắc đỏ, có thời điểm đã xuống thử thách mốc 1.010 điểm. Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy nhập cuộc sau đó đã kéo nhiều mã đảo chiều trở lại và giúp VN-Index dần trở lại tham chiếu.

Lực cầu tiếp tục gia tăng trong phiên chiều, thậm chí còn kéo mạnh một số cổ phiếu còn leo lên mức kịch trần tại nhóm bất động sản, ngân hàng, thép, hay một số mã liên quan tới đầu tư công, vận tải biển. VN-Index theo đó tăng vọt gần 16 điểm để vượt qua ngưỡng 1.040 điểm khi đóng cửa.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 8,31 triệu đơn vị, với tổng giá trị bán ròng 300,62 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 1/3: VN-Index tăng 15,87 điểm (+1,55%), lên 1.040,55 điểm; HNX-Index tăng 4,44 điểm (+2,19%), lên 206,83 điểm; UpCoM-Index tăng 0,19 điểm (+0,25%), lên 76,64 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ giảm trong phiên thứ Ba (28/2) và khép lại tháng Hai ảm đạm, khi các nhà đầu tư ngày càng tin rằng lãi suất sẽ duy trì ở mức cao trong một thời gian dài hơn dự kiến.

Sau màn trình diễn mạnh mẽ vào tháng 1, chứng khoán Mỹ đã đảo chiều giảm vào tháng 2, khi dữ liệu kinh tế và những bình luận từ các quan chức Fed khiến những người tham gia thị trường xem xét lại khả năng ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất lên mức cao hơn dự báo và giữ ở mức cao lâu hơn so với hy vọng ban đầu.

Trong tháng 2, S&P 500 giảm 2,61%, Dow Jones giảm 4,19% và Nasdaq giảm 1,11%.

Kết thúc phiên 28/2, chỉ số Dow Jones giảm 232,39 điểm (-0,71%), xuống 32.656,70 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 12,09 điểm (-0,30%), xuống 3.970,15 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 11,44 điểm (-0,1%), xuống 11.455,54 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng, khi tâm lý thị trường được cải thiện sau khi dữ liệu cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc trong tháng 2 mở rộng với tốc độ nhanh nhất trong hơn một thập kỷ.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,26% lên 27.516,53 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,23% lên 1.997,81 điểm.

Phiên này, cổ phiếu Ajinomoto tăng 9,31% sau khi nhà sản xuất thực phẩm chế biến này nâng dự báo lợi nhuận trong năm và công bố chính sách cổ tức lũy tiến, hỗ trợ cho chỉ số chuẩn.

Shoichi Arisawa, Tổng giám đốc bộ phận nghiên cứu đầu tư tại IwaiCosmo Securities, cho biết: “Sự cải thiện về lợi nhuận của cổ đông bởi các công ty có thu nhập cao phản ánh giá cổ phiếu của họ ngay lập tức”.

Các nhà khai thác dầu mỏ tăng 2,81% và là nhóm tăng điểm hàng đầu trong số 33 chỉ số phụ của ngành trên Sở giao dịch chứng khoán Tokyo.

Chứng khoán Trung Quốc tăng vọt khi dữ liệu cho thấy các hoạt động sản xuất mở rộng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2012, đánh bại dự báo của thị trường và thắp lên hy vọng phục hồi mạnh mẽ sau khi nước này dỡ bỏ các hạn chế nghiêm ngặt chống Covid-19.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 1% lên 3.312,35 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 1,41% lên 4.126,94 điểm.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng sản xuất (PMI), đo lường các hoạt động của nhà máy Trung Quốc đã tăng lên mức 52,6 điểm trong tháng 2 so với 50,1 điểm trong tháng 1. Chỉ số PMI vượt xa dự báo của các nhà phân tích là 50,5 điểm và là mức cao nhất kể từ tháng 4/2012, chứng tỏ sự phục hồi kinh tế Trung Quốc đang đi đúng hướng.

“Dữ liệu PMI mạnh mẽ phản ánh rằng sự gián đoạn sản xuất và hậu cần liên quan đến chính sách Zero Covid và tình trạng lây nhiễm trên diện rộng đã nhanh chóng tan biến”, Ken Cheung, Giám đốc chiến lược ngoại hối châu Á tại Ngân hàng Mizuho nhận định.

Trọng tâm của phần còn lại của tuần này sẽ là Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc của Trung Quốc sẽ bắt đầu vào ngày 4/3. Các nhà đầu tư đang chờ đợi các tín hiệu chính sách mới, bao gồm cả mục tiêu tăng trưởng GDP của năm nay.

Chứng khoán Hồng Kông tăng mạnh nhất trong gần ba tháng khi dữ liệu nhà máy khả quan cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang phục hồi mạnh mẽ.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 4,21% lên 20.619,71 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 5,06% lên 6.914,30 điểm.

Trong số những cổ phiếu thắng lớn nhất có Tencent Holdings tăng 7,3% và nhà phát triển bất động sản Longfor tăng 9,6%, Baidu tăng 7,6%, Tập đoàn Alibaba tăng 6,2%, Meituan tăng 4,9%.

Lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn cũng có dấu hiệu phục hồi vào tháng trước khi các biện pháp chính sách mang lại một số cứu trợ. Doanh số bán nhà mới của 100 nhà phát triển lớn nhất đã tăng 14,9% lên 461,6 tỷ nhân dân tệ (67 tỷ USD) so với một năm trước đó, theo nghiên cứu từ công ty bất động sản E-House.

Mức tăng hôm nay đã giúp chứng khoán Hồng Kông phục hồi từ mức thấp nhất trong năm nay, sau khi sụt giảm 9,4% vào tháng 2 đã xóa sạch 324 tỷ USD vốn hóa thị trường khỏi thị trường chứng khoán thành phố.

Chứng khoán Hàn Quốc nghỉ giao dịch ngày Tết Độc lập.

Kết thúc phiên 1/3: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 70,97 điểm (+0,26%), lên 27.516,53 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 32,74 điểm (+1,00%), lên 3.312,35 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 833,77 (+4,21%), lên 20.619,71 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Tín dụng nếu có giảm là diễn biến bình thường

Thị trường kỳ vọng, tín dụng sẽ được đẩy nhanh, mạnh ngay từ đầu năm như năm 2022, nhưng thực tế năm 2023 có sự khác biệt..>> Chi tiết

- Hoàn thiện chính sách về phòng tránh vỡ nợ trái phiếu

Việt Nam có thể đúc kết bài học kinh nghiệm của thế giới để hoàn thiện chính sách về phòng tránh hiệu quả vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp..>> Chi tiết

- Biến số triển vọng doanh nghiệp và định giá

Nếu sử dụng phương pháp so sánh với lãi suất huy động bình quân (của khối ngân hàng có vốn nhà nước chi phối) thì chênh lệch giữa E/P 2023 và lãi suất huy động ở thời điểm hiện tại chỉ là 0,4% với mức chiết khấu EPS là 0,5% - tương đương với dự báo lợi nhuận thị trường tăng 3,7% (ngang nhóm VN30) và số lượng cổ phiếu lưu hành tăng 10%. Đây là mức định giá không hấp dẫn và phần nào phản ánh tình hình kinh doanh kém khả quan của các doanh nghiệp trong giai đoạn tới, cụ thể là 3 ngành ngân hàng, bất động sản và thủy sản..>> Chi tiết

- Doanh nghiệp cảng và vận tải biển: Triển vọng dài hạn vẫn tích cực

Từ đầu năm 2023 đến nay, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu đơn hàng, kéo theo nhu cầu vận tải biển suy giảm..>> Chi tiết

- Đồng đô la hồi phục trở lại là rủi ro tiềm tàng của thị trường tài chính toàn cầu

Sau khi quay cuồng với sự biến động gần đây trên thị trường tài chính toàn cầu, các nhà đầu tư đang để mắt đến một lo lắng tiềm tàng khác là đồng đô la hồi phục trở lại..>> Chi tiết

Xem thêm: lmth.590613tsop-gnov-yh-ial-paht-h42-hnihc-iat-gnourt-iht/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

“Thị trường tài chính 24h: Thắp lại hy vọng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools