Những người này bị đưa ra xét xử với ba nhóm tội danh gồm: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng và Cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự.
Các bị cáo tại phiên toà xét xử sáng nay
Vụ án kéo dài từ năm 2018 với năm lần điều tra bổ sung và hai lần tòa trả hồ sơ yêu cầu điều tra lại.
Theo hồ sơ vụ án, Nguyễn Thị Hà Thành từng có thời gian dài giao dịch tại các ngân hàng, dẫn được nhiều người đến ngân hàng gửi tiền với số lượng lớn nên được các ngân hàng này xem là "khách hàng VIP".
Từ tháng 6 đến tháng 11/2018, Thành mất khả năng thanh toán các khoản vay nên đã cùng đồng phạm cấu kết với một số cán bộ ngân hàng, giả mạo chữ ký hồ sơ của người gửi tiền để thực hiện 26 vụ lừa đảo, chiếm đoạt hơn 430 tỉ đồng của ba ngân hàng.
Trong vụ án này, số vụ lừa đảo nhiều nhất với số tiền lớn nhất xảy ra tại Ngân hàng VAB với 21 vụ. "Siêu lừa" Hà Thành câu kết với Quản Trọng Đức (cựu giám đốc chi nhánh), Nguyễn Mai Phương (kiểm soát viên Phòng giao dịch Đông Đô) và một số cán bộ yêu cầu ngân hàng phát hành các hợp đồng tiền gửi trái quy định.
Cơ quan tố tụng xác định bị can Quản Trọng Đức đã giúp sức cho Hà Thành và đồng phạm thực hiện 19 vụ lừa đảo, chiếm đoạt hơn 245 tỉ đồng.
Nguyễn Mai Phương bị cáo buộc giúp sức cho Thành và Nguyễn Thị Thu Hương (chuyên viên thuộc VAB) thực hiện 21 vụ lừa đảo, chiếm đoạt gần 274 tỉ.
Hàng loạt cựu nhân viên của các ngân hàng liên quan cũng bị VKS xác định có sai phạm liên quan hoặc tiếp tay trong những phi vụ lừa đảo của "siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành chiếm đoạt 430 tỉ đồng.
Ông Đặng Nghĩa Toàn là "đại gia" có số tiền gửi tại ba ngân hàng bị Nguyễn Thị Hà Thành chiếm đoạt nhiều nhất, lên đến hơn 120 tỉ đồng.
Toàn cảnh phiên tòa
Dù nhiều lần cơ quan tố tụng kết luận ông Toàn không cấu kết với Thành lừa đảo nhưng ông Toàn vẫn chưa thể rút được số tiền 120 tỉ gửi trong ba ngân hàng trên, dù ông vẫn giữ sổ tiết kiệm trong tay.
Kết quả giám định cho thấy chữ ký trên hồ sơ vay, tất toán của các ngân hàng để "siêu lừa" Hà Thành thế chấp các sổ tiết kiệm của ông Toàn vay tiền là giả mạo. Chữ ký này không phải của vợ chồng ông Toàn.
Theo đó, VKS kết luận không có căn cứ cáo buộc ông Toàn biết và giúp sức cho Hà Thành dùng sổ tiết kiệm lừa đảo chiếm đoạt tiền của ba ngân hàng.
Xem thêm: lmth.614605-aot-uah-hnaht-ah-iht-neyugn-aul-ueis/hnid-pahp/nv.ylgnoc