vĐồng tin tức tài chính 365

Cả năm 2022 chỉ có 13 quốc gia, lãnh thổ chất lượng không khí đạt chuẩn

2023-03-15 17:20
Thành phố Mumbai, Ấn Độ, có chất lượng không khí đáng báo động với bầu trời mờ bụi ngày 4-3 - Ảnh: ABC NEWS

Thành phố Mumbai, Ấn Độ, có chất lượng không khí đáng báo động với bầu trời mờ bụi ngày 4-3 - Ảnh: ABC NEWS

Theo Đài ABC News, lượng bụi mịn PM2.5 trong không khí phải nằm dưới mức 5 microgram/m3 để đạt được tiêu chuẩn chất lượng không khí do WHO đề ra.

Số ít nơi đạt chuẩn chất lượng không khí

Theo một báo cáo mới do công ty công nghệ Thụy Sĩ IQAir công bố ngày 15-3, chỉ có 13 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn cầu đáp ứng tiêu chí của WHO về chất lượng không khí lành mạnh vào năm ngoái.

Công ty Thụy Sĩ này đã làm việc với Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc, Chương trình Nhân cư LHQ (UN-Habitat) và tổ chức Hòa bình Xanh (Greenpeace) để chống ô nhiễm không khí.

Để đưa ra kết quả trên, IQAir kiểm tra dữ liệu không khí từ hơn 30.000 trạm quan sát, cũng như cảm biến giám sát chất lượng không khí từ 7.323 thành phố trên 131 quốc gia, khu vực và vùng lãnh thổ.

Theo đó, Úc, Bermuda, Bonaire, Estonia, Phần Lan, Polynesia thuộc Pháp, Grenada, Guam, Iceland, New Caledonia, New Zealand, Puerto Rico, Sint Eustatius và Saba, và Quần đảo Virgin thuộc Mỹ là những nơi đạt chỉ tiêu chất lượng không khí về PM2.5.

Theo Bộ Y tế Bang New York (Mỹ), PM2.5 là bụi mịn gây ô nhiễm không khí có thể gây hại cho sức khỏe con người khi ở mức cao. Bụi mịn PM2.5 có thể làm giảm tầm nhìn và làm cho không khí có vẻ mờ đục.

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ cho biết kích thước của các hạt có liên quan trực tiếp đến khả năng gây ra các vấn đề sức khỏe của chúng. 

"Các hạt nhỏ có đường kính dưới 10 micromet gây ra những vấn đề lớn nhất, bởi vì chúng có thể xâm nhập sâu vào phổi của bạn và một số thậm chí có thể xâm nhập vào máu của bạn", cơ quan này lưu ý.

118 quốc gia không đáp ứng tiêu chuẩn

Ngoài ra, IQAir ghi nhận các quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Phi, Trung và Nam Á có nồng độ PM2,5 trung bình hàng năm cao nhất tính theo dân số.

Cụ thể, Chad có nồng độ PM2.5 cao nhất với 89,7 microgam/m3, tiếp theo là Iraq với 80,1 và Pakistan với 70,9.

Bahrain, Bangladesh, Burkina Faso, Kuwait, Ấn Độ, Ai Cập và Tajikistan nằm trong danh sách 10 quốc gia ô nhiễm nhất.

Mặc dù có một số cải thiện trong những năm gần đây, việc thu thập dữ liệu chất lượng không khí ở châu Phi vẫn còn là một vấn đề lớn. Theo báo cáo, chỉ có 19 trong số 54 quốc gia của lục địa này có sẵn dữ liệu cần thiết.

Theo báo cáo, 118 quốc gia, tương đương khoảng 90% số nước được khảo sát, không đáp ứng các tiêu chuẩn của WHO về chất lượng không khí.

Tổ chức này cho biết các tiêu chí về chất lượng không khí của WHO, triển khai vào năm 2021, được tạo ra để các chính phủ trên toàn thế giới sử dụng làm mục tiêu giảm ô nhiễm không khí và cải thiện sức khỏe người dân.

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội, rất có hại cho sức khỏeÔ nhiễm không khí tại Hà Nội, rất có hại cho sức khỏe

Sáng 18-1, ứng dụng PAM Air đo ô nhiễm không khí cho thấy chỉ số chất lượng không khí tại Hà Nội, Nghệ An, Bình Định ở mức rất có hại cho sức khỏe (AQI từ 201-300).

Xem thêm: mth.11033625151303202-nauhc-tad-ihk-gnohk-gnoul-tahc-oht-hnal-aig-couq-31-oc-ihc-2202-man-ac/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cả năm 2022 chỉ có 13 quốc gia, lãnh thổ chất lượng không khí đạt chuẩn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools