Trước đó, từ ngày 12-2 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang đã di dời từ nội đô TP Mỹ Tho qua cơ sở mới tại quốc lộ 1, xã Phước Thạnh, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Do nằm cách quốc lộ 1 khoảng 500m và xe buýt chỉ dừng tại trạm trên quốc lộ 1 nên hành khách phải đi bộ thêm một quãng đường khá xa để khám, chữa bệnh.
Ông Nguyễn Văn Bé Mười (ngụ huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) cho biết do hằng tháng đều phải đến Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang để tái khám, lấy thuốc nên ông thường đi xe buýt để giảm bớt chi phí.
Tuy nhiên, kể từ khi chuyển qua cơ sở mới, dù vẫn đi bằng xe buýt nhưng ông phải đi thêm một cuốc xe ôm tốn 20.000 đồng vì chân bị khớp không thể đi bộ. "Từ khi xe buýt đi vào tận cổng bệnh viện, những bệnh nhân như chúng tôi đỡ tốn kém và thuận lợi hơn rất nhiều", ông Mười nói.
- Tham khảo thêm
Ông Đỗ Văn Chung - giám đốc Công ty cổ phần Vận tải ô tô Tiền Giang - cho biết hiện đơn vị đã điều chỉnh lộ trình các tuyến xe buýt như tuyến số 10 (Bến xe Tiền Giang - Bến xe Cần Đước);
tuyến số 4 (Bến xe Tiền Giang - Bến xe Hậu Mỹ) và tuyến số 1 (Bến xe Tiền Giang - Bến xe An Hữu). Các tuyến xe buýt này thay vì chạy thẳng trên quốc lộ 1 như trước đây sẽ ghé vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang cơ sở mới để đón trả khách.
Ngoài ra, một số tuyến xe buýt khác có lộ trình chạy trên quốc lộ 1 cũng đã được Sở Giao thông vận tải tỉnh Tiền Giang điều chỉnh theo đề nghị từ phía Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang (cơ sở mới) nằm trên quốc lộ 1 ở xã Phước Thạnh, thành phố Mỹ Tho, có quy mô 1.000 giường bệnh, tổng mức đầu tư trên 2.300 tỉ đồng (trong đó nguồn vốn trái phiếu Chính phủ là 1.750 tỉ đồng, còn lại 600 tỉ đồng từ ngân sách địa phương).
TTO - Không chỉ có xe buýt 29, 54 chỗ ngồi..., xe chở khách tại Việt Nam còn có cả loại xe 16 chỗ, phục vụ cho việc di chuyển khi nhu cầu về số lượng khách không quá lớn. Thị phần xe này hiện vẫn còn nhiều tiềm năng.