Gây sạt lở sẽ cấm khai thác
Theo ông Yên, đợt này các ngành chức năng của tỉnh sẽ kiểm tra toàn diện việc ruộng biến thành sông. Riêng đối với các điểm "ruộng biến thành sông" mới ở xã Quảng Phú mà báo Tuổi Trẻ phản ánh, doanh nghiệp gây sạt lở sẽ bị cấm khai thác dù đã được cấp phép.
"Bên cạnh đó, để chống thất thu tài nguyên khoáng sản sẽ yêu cầu đoàn liên ngành kiểm tra kỹ công suất khai thác có đúng giấy phép không, việc vận chuyển có quá tải.
Tỉnh cũng đề nghị ngành công an phối hợp ngành chức năng thực hiện nhiệm vụ này. Nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự trong việc khai thác khoáng sản phải làm nghiêm", ông Yên nói.
Nhiều hộ dân bán đất cho doanh nghiệp khai thác cát
Một diễn biến liên quan vụ "ruộng biến thành sông" là có tình trạng người dân bán đất cho doanh nghiệp khai thác cát.
Ông Y Trơi, một hộ dân bị sạt lở đất rất nhiều, mới đây đã sang nhượng thêm hơn 2 sào đất mép sông cho các doanh nghiệp vì nếu không bán thì ruộng cũng lở xuống sông.
Đã có khoảng 30 hộ dân có ruộng dọc bờ sông thống nhất "bán đất" cho các doanh nghiệp khai thác cát.
Diện tích ruộng buộc phải sang nhượng là 20-50m đất từ mép sông vào sâu phía trong ruộng cho các doanh nghiệp với giá từ 115 - 150 triệu đồng/sào.
Về việc người dân phải "bán đất" cho doanh nghiệp khai thác cát, ông Yên nói mới nghe phản ánh và sẽ cho kiểm tra.
"Việc sạt lở đất, ngập úng do nguyên nhân khách quan thì thủy điện, doanh nghiệp khai thác cát phải thỏa thuận, bồi thường hỗ trợ cho dân. Chính quyền địa phương làm trung gian để tránh những phát sinh tiêu cực.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp phải khai thác đúng trữ lượng, vị trí. Việc mua đất nếu có cũng để phục hồi môi trường, không cho phép việc hút cát ở chân bờ", ông Yên khẳng định.
TTO - Nhiều năm nay, người dân hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông khổ sở vì "mở mắt ra ruộng đã thành sông", nhưng đến nay việc bồi thường thiệt hại, khắc phục sạt lở lại rất chậm chạp.
Xem thêm: mth.863301181303202-gnos-hnaht-neib-gnour-uv-art-meik-gnon-kad-ert-iout-auc-hna-nahp-uas/nv.ertiout