Xây dựng cơ sở hạ tầng trong không gian hiện đang rất tốn kém và khó đạt yêu cầu. Việc xây dựng này cần dựa vào các vật liệu đơn giản mà các phi hành gia dễ dàng có được, StarCrete đưa ra một giải pháp khả thi.
Các nhà khoa học đứng sau phát minh này đã sử dụng đất sao Hỏa mô phỏng trộn với tinh bột khoai tây và một chút muối để tạo ra vật liệu bền gấp đôi bê tông thông thường. Chúng hoàn toàn phù hợp cho công trình xây dựng trong môi trường ngoài Trái đất.
Trong một bài nghiên cứu đăng trên tạp chí Open Engineering, nhóm nghiên cứu đã chứng minh tinh bột khoai tây thông thường có thể hoạt động như một chất kết dính khi trộn với bụi sao Hỏa mô phỏng để tạo ra một vật liệu giống như bê tông.
Khi thử nghiệm, StarCrete có cường độ nén là 72 Megapascal (MPa), mạnh hơn gấp đôi so với 32 MPa được thấy trong bê tông thông thường. StarCrete làm từ bụi Mặt trăng thậm chí còn mạnh hơn ở mức hơn 91 MPa.
Nhóm nghiên cứu tính toán, một bao 25kg khoai tây sấy khô chứa đủ tinh bột để sản xuất gần nửa tấn StarCrete, tương đương với hơn 213 viên gạch nguyên liệu.
Để so sánh, một ngôi nhà 3 phòng ngủ cần khoảng 7.500 viên gạch để xây dựng. Ngoài ra, họ phát hiện một loại muối thông thường, magie clorua, có thể thu được từ bề mặt sao Hỏa hoặc từ nước mắt của các phi hành gia, đã cải thiện đáng kể sức mạnh của StarCrete.
Các giai đoạn tiếp theo của dự án này là đưa StarCrete từ phòng thí nghiệm sang ứng dụng.
Tiến sĩ Roberts và nhóm của ông gần đây đã thành lập một công ty mới, DeakinBio. Họ đang tìm cách cải thiện StarCrete để nó cũng có thể được sử dụng trong môi trường trên Trái đất.
Nếu được sử dụng trên Trái đất, StarCrete có thể cung cấp một giải pháp thay thế xanh hơn cho bê tông thông thường.
Xe tự hành Curiosity của NASA đã chụp hình những tảng đá sao Hỏa có các vết gợn sóng do các đợt sóng của một hồ nước nông gây ra hàng tỉ năm trước.