Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20-3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.
Vượt qua ngưỡng đó, các nhà khoa học nhận thấy thảm họa khí hậu trở nên cực đoan đến mức con người không thể thích nghi, theo báo Washington Post.
Sóng nhiệt, nạn đói và các bệnh truyền nhiễm sẽ cướp đi thêm hàng triệu sinh mạng. Các thành phần cơ bản của hệ thống Trái đất sẽ bị thay đổi về cơ bản, không thể đảo ngược.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres yêu cầu các nước phát triển như Mỹ loại bỏ khí thải carbon vào năm 2040 - sớm hơn một thập kỷ so với phần còn lại của thế giới.
Theo IPCC, thế giới đã có tất cả kiến thức, công cụ và nguồn tài chính cần thiết để đạt được các mục tiêu về khí hậu. Nhưng sau nhiều thập kỷ coi thường các cảnh báo khoa học và trì hoãn các nỗ lực về khí hậu, cơ hội hành động của loài người đang nhanh chóng đóng lại.
Hiện tại, báo cáo tổng hợp của IPCC cho thấy quần thể cá đang suy giảm, các trang trại kém năng suất hơn, các bệnh truyền nhiễm gia tăng và thảm họa thời tiết đang leo thang đến mức cực đoan chưa từng thấy.
Trong viễn cảnh đó, một đứa trẻ sinh ra ngày hôm nay sẽ phải chứng kiến mực nước biển dâng cao vài mét, sự tuyệt chủng của hàng trăm loài và sự di cư của hàng triệu người khỏi những nơi mà họ không thể sống được nữa.
Trái đất nóng hơn so với 125.000 năm trước. Báo cáo của IPCC cho biết cánh cửa cơ hội để đảm bảo một tương lai có thể sống được và bền vững đang đóng lại "nhanh chóng".
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres tuyên bố cần có một "bước nhảy vọt trong hành động khí hậu" để giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu.
"Nhân loại đang ở trên lớp băng mỏng - và lớp băng đó đang tan chảy nhanh chóng", ông Guterres nói.
Phát hiện những đợt nóng dữ dội ẩn dưới đáy đại dương
Giờ đây, mô hình mới do các nhà nghiên cứu tại Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) dẫn đầu cho thấy sóng nhiệt biển cũng có thể lan ra sâu dưới nước.
Phân tích mới về vùng nước thềm lục địa xung quanh Bắc Mỹ cho thấy sóng nhiệt dưới đáy đại dương này có thể dữ dội hơn và kéo dài hơn so với các đợt nắng nóng trên bề mặt đại dương, mặc dù nó khác nhau giữa các bờ biển.
Tại một thời điểm, các nhà khoa học đã phát hiện ra những đợt tăng nhiệt đáng sợ lên tới 7⁰C trong vòng chưa đầy một giờ.
TTO - Ngày 28-8, các quan chức Pakistan cho biết số người chết vì lũ lụt trên diện rộng tại quốc gia này đã lên đến hơn 1.000 người. Bộ trưởng Biến đổi khí hậu Pakistan gọi đợt gió mùa chết người này là "một thảm họa khí hậu nghiêm trọng".
Xem thêm: mth.62763137012303202-uah-ihk-ev-aoh-maht-cuv-ob-neb-gnad-ioig-eht-couq-peih-neil/nv.ertiout