Mở đầu phiên giao dịch ngày 21-3, chỉ số MIAPJ0000PUS (chỉ số chứng khoán bao quát thị trường châu Á - Thái Bình Dương ngoài Nhật Bản) tăng nhẹ ở mức 0,5%. Chỉ số ASX (Úc) và HSI (Hong Kong) tăng cao hơn, lần lượt đạt 1,3% và 0,7% so với ngày 20-3.
Trong khi đó, mặc dù thị trường Nhật không giao dịch vì nghỉ lễ Xuân phân, chỉ số Nikkei tương lai vẫn được ghi nhận ở mức xanh.
Những tín hiệu khả quan trên nhờ vào một loạt diễn biến tích cực trên thị trường châu Âu và Mỹ những ngày qua.
Với việc giá trị cổ phiếu nhiều ngân hàng tăng trở lại, kết thúc phiên giao dịch ngày 20-3, chỉ số Stoxx 600 của thị trường châu Âu tăng 1%. Cả ba chỉ số lớn của Mỹ (bao gồm Dow Jones, Nasdaq và S&P 500) cũng đạt tăng trưởng dương, dẫn đầu bởi chỉ số Dow Jones với mức tăng 1,2%.
Tâm lý nhà đầu tư ở khu vực ngân hàng cũng tốt hơn tuần trước khi Ngân hàng Credit Suisse được Ngân hàng UBS mua lại.
Bên cạnh đó, gói hỗ trợ trị giá 30 tỉ USD dành cho Ngân hàng First Republic cũng như việc công ty con của New York Community Bancorp tiến tới thỏa thuận với giới chức Mỹ để mua lại tiền gửi và khoản vay từ Signature Bank (đã bị đóng cửa cách đây 1 tuần) đều góp phần bình ổn thị trường.
Tuy nhiên, các dấu hiệu tăng trưởng của thị trường châu Á vẫn còn tương đối mong manh. Các nhà đầu tư vẫn còn e ngại trước những biến động trong tương lai gần, nhất là trong bối cảnh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ thông báo tăng lãi suất vào ngày 22-3 (giờ Mỹ).
Các nhà đầu tư dự đoán Fed sẽ tăng lãi suất lên mức tối đa 4,8% vào tháng 5, sau đó sẽ giảm dần cho đến cuối năm.
Chương trình có nhiều thông tin cập nhật: 7 tấn ngà voi từ châu Phi nhập lậu vào Việt Nam; Xây dựng nghị quyết thí điểm cơ chế đặc thù cho TP.HCM; U23 Việt Nam sẵn sàng cho cữ dượt ở Doha Cup 2023; Trung Quốc - Nga xích lại gần nhau...
Xem thêm: mth.8585151112303202-hnax-cas-pagn-a-uahc-ua-uahc-ym-naohk-gnuhc/nv.ertiout