Cân nhắc khi rút bảo hiểm xã hội một lần
Từ trải nghiệm của những người trong gia đình cũng như những người xung quanh, từ những lần vào bệnh viện chăm cha mẹ, bạn đọc Hy viết: Tôi chưa thấy người nào đóng bảo hiểm xã hội mà ân hận. Trong khi những người tính già hóa non, rút bảo hiểm xã hội một lần lại ân hận vì tiền rút ra tiêu hết.
Từ đó họ phải sống phụ thuộc hoàn toàn vào con cái. Muốn ăn cái gì, bệnh không dám đi bệnh viện, phải nhìn mặt con cái để mà lựa lời xin tiền con.
Cùng chung ý kiến, bạn đọc Huy kể lại chính câu chuyện của mình: "Mẹ tôi trước đây chỉ là nhân viên vệ sinh. Nhờ đóng bảo hiểm xã hội mà giờ lương hưu hằng tháng lãnh trên 5 triệu, bảo hiểm y tế miễn phí nên sống không phụ thuộc tiền con cái.
Lớn tuổi đủ bệnh, tiểu đường, tim, huyết áp, khám bệnh, nhập viện trường kỳ. Có bảo hiểm y tế đỡ nhiều lắm. Những người thu nhập bấp bênh càng không nên rút bảo hiểm xã hội một lần.
Tôi biết, ở các nước mỗi loại bảo hiểm đóng riêng, bảo hiểm xã hội khác, bảo hiểm thất nghiệp khác, bảo hiểm y tế khác. Ngoài ra quỹ an sinh xã hội còn để người 80 tuổi không đóng bảo hiểm xã hội, người tàn tật được hưởng nữa. Nếu không khó khăn hãy đừng rút tiền một lần".
Bàn thêm về việc đóng bảo hiểm xã hội, bạn đọc Hùng cho rằng, theo lộ trình, lương hưu khối doanh nghiệp phải được tính trên bình quân của 5 năm có mức lương cao nhất. Chứ tính trên tổng các năm đóng, thì đóng càng lâu, lương hưu càng thấp.
Nhìn ở góc độ khác, bạn đọc Nguyễn Văn Châu lại phân tích: bảo hiểm xã hội là quyền lợi của người lao động mà sao Nhà nước cứ phải tìm mọi cách để thu thật cao.
Quan trọng làm sao để người lao động Việt Nam thực hiện được quyền này. Theo tôi thì người lao động phải có nhiều cơ hội việc làm, chỗ này không đảm bảo được quyền lợi thì đi làm nơi khác. Còn bây giờ đi đâu cũng vậy, có khi đấu tranh lại thất nghiệp.
Tính sao để người lao động sống được khi về hưu
Cùng bàn về việc đóng bảo hiểm xã hội và hưởng lương hưu, bạn đọc Chung Hoàng Chương nhận định: Tôi thấy rằng, hiện nay người lao động đóng bảo hiểm xã hội nhiều mà khi nhận lương hưu chẳng được bao nhiêu.
Nếu ai học kinh tế vi mô sẽ đem vô bài toán kèm lãi suất để tính ra giá trị hiện tại ròng để hiểu một đồng hôm nay đóng thì 10-30-40… năm sau nó là bao nhiêu sẽ thấy lỗ quá lỗ.
Chúng ta có thể thấy, tiền chi lương hưu hằng tháng chưa bằng lãi suất của tổng tiền đã nộp. Đã vậy rút một lần còn bị "o ép" đủ kiểu...
"Đóng càng cao thì mức hưởng càng lớn, tuy nhiên nếu lỡ người lao động bị mất việc thì có tìm lại được công việc có mức lương tương ứng với mức đã tham gia trước đó, rồi sẽ đóng tiếp tục ra sao.
Vì đối với những người sắp hưu thì mức hưởng sẽ là bình quân của 5 năm cuối liền kề", bạn đọc Quốc Thanh đặt vấn đề.
Có ý kiến thêm về vấn đề trên, bạn đọc Thanh Giang nêu ý kiến: "Người lao động ngoài quốc doanh quan tâm nhất là mức bình quân để tính lương hưu.
Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật thì phải thống nhất là bình quân cả quá trình đóng hay bình quân cho 5 hoặc 10 năm cuối. Không nên phân biệt người hưởng lương trong hay ngoài nhà nước".
TTO - Năm 2020-2021, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Chính phủ đã cho phép Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoãn thu phí bảo hiểm quỹ hưu trí và tử tuất, nhưng nhân đà này, nhiều doanh nghiệp đã 'trốn đóng' bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Xem thêm: mth.41924956112303202-aig-ev-ihk-ney-na-gnos-gnod-oal-iougn-ed-oas-hxhb-gnod-gnoul-hnit/nv.ertiout