vĐồng tin tức tài chính 365

Đừng để doanh nghiệp nhà nước 'giậm chân tại chỗ'

2023-03-22 13:55

Một ví dụ điển hình là dự án Nhiệt điện Ô Môn 3. Đây là một trong những dự án trọng điểm có quy mô lên tới trên 1,1 tỉ USD đang được ngành điện đẩy nhanh tiến độ làm thủ tục.

Tuy vậy, đề xuất vay vốn ODA lại gặp vướng mắc do cơ chế tài chính trong nước.

Tại cuộc họp mới đây của chủ đầu tư là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với các cơ quan liên quan, lãnh đạo doanh nghiệp này tỏ rõ sự sốt ruột. Bởi nếu không thể triển khai kịp thời, dự án khó kịp tiến độ đón dòng khí Lô B đầu tiên dự kiến cuối năm 2026. 

Vì vậy, lãnh đạo EVN đề xuất tháo gỡ tín dụng cho dự án trên cơ sở đưa vào nhóm ưu tiên. Tuy nhiên, lại một vướng mắc khác khi quy định không nêu rõ trình tự, thủ tục, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án thuộc danh mục ưu đãi đầu tư, dẫn tới việc thực hiện các khoản vay ODA đi vào bế tắc. 

Dự án không triển khai, hệ lụy sẽ nhìn thấy rõ là Nhà nước thất thu từ việc khai thác dòng khí Lô B, mà mục tiêu đảm bảo cung cấp điện cho miền Nam có thể bị ảnh hưởng.

Điện, năng lượng là một trong những lĩnh vực chiếm tỉ trọng vốn đầu tư lớn nhất của 19 doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn vừa qua tới hơn 80%. Thế nhưng không chỉ điện, mà theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hầu hết việc đầu tư diễn ra chậm. 

Doanh nghiệp nhà nước chưa thực sự phát huy hiệu quả nguồn lực "khổng lồ" đang nắm giữ với 1,17 triệu tỉ đồng tiền vốn và hơn 2,4 triệu tỉ đồng tổng tài sản.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng chỉ ra một nghịch lý: Có những tập đoàn nhà nước sở hữu lượng tiền nhàn rỗi lớn nhưng chưa thể đầu tư mang tính lan tỏa, dẫn dắt. Có doanh nghiệp lại khó khăn huy động vốn nên dự án chậm tiến độ. 

Hệ quả là những năm qua, hầu hết doanh nghiệp nhà nước chỉ dồn lực cho các dự án dở dang hoặc xử lý các dự án tồn đọng và "loay hoay" không thể khởi công dự án mới.

Tại cuộc họp mới đây với 19 tập đoàn, tổng công ty, Thủ tướng Phạm Minh Chính sốt ruột khi thúc giục các doanh nghiệp nhà nước phải tìm cách đầu tư, đồng thời yêu cầu các bộ ngành "xắn tay" cùng tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp.

Nhưng để làm được những điều này, phải sớm sửa đổi các quy định liên quan như Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước vào đầu tư sản xuất, kinh doanh. Tăng phân cấp phân quyền mạnh mẽ hơn nữa cho cơ quan đại diện chủ sở hữu để tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Đi kèm với đó, cần thực hiện nhanh việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước một cách có trọng tâm, trọng điểm. Cơ cấu lại mô hình hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước, nhằm tách bạch quản lý nhà nước với sản xuất, kinh doanh, quản lý vốn hiệu quả. 

Trong đó, giảm bớt can thiệp trực tiếp của cơ quan đại diện chủ sở hữu vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi đó, doanh nghiệp nhà nước mới thực sự phát huy hiệu quả vai trò dẫn dắt, lan tỏa và cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.

Thủ tướng: 19 doanh nghiệp nhà nước nắm 1,17 triệu tỉ đồng tiền vốn, đóng góp chưa tương xứngThủ tướng: 19 doanh nghiệp nhà nước nắm 1,17 triệu tỉ đồng tiền vốn, đóng góp chưa tương xứng

Dư địa phát triển của doanh nghiệp nhà nước là rất lớn nhưng đóng góp chưa thực sự tương xứng, theo đánh giá của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Xem thêm: mth.40862858022303202-ohc-iat-nahc-maig-coun-ahn-peihgn-hnaod-ed-gnud/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đừng để doanh nghiệp nhà nước 'giậm chân tại chỗ'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools