vĐồng tin tức tài chính 365

Bốn người gài 'bẫy hối lộ' cảnh sát giao thông bị phạt tù

2023-03-23 11:09

Phán quyết được TAND Vĩnh Phúc công bố chiều 22/3, sau một ngày xét xử. Cùng tội Cưỡng đoạt tài sản như Hà, Nguyễn Khắc Được bị phạt 3 năm 3 tháng tù, Trịnh Xuân Tiến một năm 6 tháng tù và Nguyễn Văn Nam một năm 9 tháng tù.

Hai bị hại là cảnh sát giao thông thành phố Phúc Yên vắng mặt tại toà song có đơn xin giảm nhẹ cho bị cáo Hà.

Bị cáo buộc là "đầu mối" liên hệ giữa các đồng phạm và cảnh sát giao thông, Hà khai thực ra chỉ quen biết 4-5 cảnh sát ở Vĩnh Yên, mối quan hệ xã giao, không thân thiết, "chỉ ăn nhậu với nhau vài lần". Hà không quen biết rộng như thường "khoe khoang".

Dẫn nhiều tin nhắn Hà trao đổi với đồng phạm, có nội dung "anh giúp chúng nó nhiều lần rồi", chủ toạ chất vấn: "Điều này có nghĩa, bị cáo làm việc này không phải lần đầu đúng không?". Hà trả lời: "Đây là lần đầu tiên, duy nhất".

Bị cáo Bùi Văn Hà tại toà. Ảnh: Hải Thư

Bị cáo Bùi Văn Hà tại toà. Ảnh: Hải Thư

Khi Hà nói phạm tội vì "giúp bạn", chứ không trục lợi, chủ tọa truy vấn: "Hành động này mà bị cáo nói là giúp? Kết quả của việc giúp thì bị cáo được gì? Hà đáp "kết quả là nhận về tình cảm", song chủ toạ chỉnh lời: "Kết quả của việc giúp nhau là hôm nay đứng trước toà".

Các bị cáo đều đồng ý với tội danh và các tình tiết bị cáo buộc song xin được hưởng mức án nhẹ nhất.

Luật sư: Cảnh sát giao thông không sai, sao phải thương thuyết ngã giá?

Trong vụ "gài bẫy" đầu tiên, tháng 18/6/2022, VKS cáo buộc biết Được có hình ảnh về anh Phạm, cảnh sát giao thông thành phố Phúc Yên nhận tiền của người vi phạm, Hà bảo gửi cho mình và sẽ tống tiền 100 triệu đồng.

Cùng ngày, Hà gửi hình ảnh đến anh Phạm, yêu cầu chuyển 100 triệu đồng nếu không sẽ đăng lên mạng xã hội. Anh Phạm xin giảm xuống 50 triệu đồng. Hà gọi điện hỏi ý kiến nhưng Được không đồng ý "hạ giá".

Sau nhiều ngày thương lượng, sáng 27/6/2022, Được chốt 60 triệu đồng. Hà sau đó yêu cầu anh Phạm đưa 80 triệu đồng, hẹn giao dịch tại một nhà hàng ở thành phố Vĩnh Yên, song vừa nhận tiền thì bị công an bắt quả tang. Được bỏ trốn, đầu thú ngày 12/7/2022.

Tại toà, bào chữa cho bị cáo Được, luật sư Trần Xuân Tiền đề nghị làm rõ có hay không việc anh Phạm nhận hối lộ. Vì bị hại vắng mặt, luật sư Tiền đề nghị hoãn toà và "triệu tập bằng được". Do phiên toà vẫn diễn ra, luật sư cho rằng "người cần hỏi thì không đến", ông vì thế không tham gia xét hỏi.

Nêu quan điểm về vụ án, luật sư này cho rằng nếu anh Phạm thực sự trong sạch, "tại sao phải nhắn tin, thương thuyết với người tống tiền, trong khi là cảnh sát, là người của cơ quan pháp luật?".

Cùng bào chữa cho bị cáo Được, luật sư Giang Hồng Thanh, nói với tội Cưỡng đoạt tài sản phải xét đến yếu tố "đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần". "Giả sử anh Phạm thực sự bị uy hiếp tinh thần, tại sao không tố giác ngay mà phải đợi đến 9 ngày sau?", luật sư Thanh nêu quan điểm.

Qua lời khai tại toà, luật sư nhìn nhận, sự việc thực tế là "sự dàn xếp lợi ích" chứ không phải đe doạ tống tiền, cưỡng đoạt tài sản. Bị cáo Được chỉ "xui xẻo".

Về các chứng cứ tin nhắn, hình ảnh trong điện thoại liên quan vụ án, luật sư Tiền thắc mắc tại sao khôi phục được hết thông tin trong điện thoại của 4 bị cáo mà với điện thoại của anh Phạm lại được kết luận "không hỗ trợ, không trích xuất, không giám định được".

Về hình ảnh các bị cáo sử dụng tống tiền, cơ quan điều tra xác định ngày 15/6/2022, anh Phạm lập biên bản xử lý một tài xế lái ôtô đi ngược chiều. Khi làm việc, tài xế xuất trình giấy tờ rồi "tự ý đặt 4 tờ tiền", mỗi tờ mệnh giá 500.000 đồng lên bàn làm việc, xin bỏ qua lỗi.

Anh Phạm yêu cầu tài xế cầm lại tiền, chỉ nhắc nhở và cho đi, không lập biên bản vi phạm. Quá trình trao đổi này được tài xế dùng điện thoại quay video. Nhà chức trách cho rằng cảnh sát giao thông này không nhận tiền, không cấu thành tội Nhận hối lộ nên không xử lý.

Luật sư Tiền cho rằng tình tiết "tự ý đặt tiền lên bàn", sau đó được bỏ qua là "rất vô lý, không thuyết phục". "Đó là lý do tôi cần các anh ấy đến đây để đối chất", luật sư nêu.

Đối đáp với các quan điểm bào chữa trên, VKS yêu cầu các luật sư bào chữa bám sát chứng cứ, không suy diễn. "Nếu không sợ hãi, cảm thấy bị uy hiếp, anh Phạm đã không đưa tiền. Và thực tế anh ấy đã phải đưa tiền", nữ công tố viên nói.

Bốn bị cáo tại toà. Ảnh: Hải Thư

Bốn bị cáo tại toà. Ảnh: Hải Thư

Bản án xác định, ngoài vụ "gài bẫy" trên, nhóm Hà còn thực hiện một vụ khác với cảnh sát giao thông Nguyễn.

Kế hoạch này khởi phát từ bị cáo Nam, người mua camera bí mật gắn vào cúc áo với ý định cố tình vi phạm giao thông. Nam nghĩ nếu bị lập biên bản, anh ta sẽ đưa tiền và quay lại rồi dùng hình ảnh quay được tống tiền. Sáng 21/6/2022, Nam từ nhà xuống thành phố Phúc Yên bắt đầu thực hiện kế hoạch.

Nam cố tình không mang giấy phép lái xe, bảo hiểm xe và đội mũ bảo hiểm không cài quai và bị tổ công tác cảnh sát giao thông thành phố Phúc Yên dừng xe, lập biên bản xử lý. Anh Nguyễn, tổ trưởng, trực tiếp làm việc với Nam và yêu cầu xuất trình giấy tờ.

Nam lấy từ trong ví ra 4 tờ tiền mệnh giá 500.000 đồng đặt lên bàn làm việc. Sau đó, Nam lái xe máy rời đi. Quá trình này được camera bí mật của Nam ghi lại.

Nam gặp Tiến bàn kế hoạch "tống tiền", nói thành công sẽ chia cho 2 triệu đồng. Tiến không biết cảnh sát giao thông trong video là ai nên gửi cho Hà nhờ xác định. Tiến và Nam hứa trả công Hà 2 triệu đồng, VKS cáo buộc.

Hà nhận lời, gửi clip cho anh Nguyễn và yêu cầu đưa 80 triệu đồng. Nam cảnh sát giao thông sau khi trao đổi đã chuyển vào tài khoản ngân hàng của Hà 40 triệu đồng vào trưa 27/6/2022.

Sau khi nhận tiền, Hà báo là chỉ lấy được 35 triệu đồng. Hà trừ luôn tiền công và chuyển cho Tiến 33 triệu đồng. Tiến định chuyển tiền cho Nam thì biết tin Hà bị bắt nên bỏ trốn. Một tuần sau, Tiến và Nam ra đầu thú.

Với cảnh sát giao thông Nguyễn, nhà chức trách xác định, Nam để 2 triệu đồng lên bàn làm việc của anh. Lợi dụng tổ công tác đang bận xử lý nhiều trường hợp vi phạm, chưa kịp lập biên bản, không có cán bộ trông giữ xe, Nam đã tự ý lấy xe bỏ đi. Anh Nguyễn khi thấy tiền trên bàn đã không thấy Nam đâu.

Số tiền sau đó được báo cáo cấp trên lập biên bản thu giữ, niêm phong. Cho rằng hành vi của anh Nguyễn không cấu thành tội Nhận hối lộ, cơ quan điều tra không đề cập xử lý.

* Tên cảnh sát giao thông đã thay đổi.

Hải Thư

Xem thêm: lmth.8924854-ut-tahp-ib-gnoht-oaig-tas-hnac-ol-ioh-yab-iag-iougn-nob/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bốn người gài 'bẫy hối lộ' cảnh sát giao thông bị phạt tù”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools