Theo CNN, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ vừa đưa ra quy định mang tính lịch sử yêu cầu kiểm soát nồng độ của một số 'hóa chất vĩnh cửu' PFAS trong nước uống tại nước này.
Quy định mới dự định thiết lập các tiêu chuẩn nước uống đối với sáu chất per- và polyfluoroalkyl, còn được gọi là PFAS hoặc 'hóa chất vĩnh cửu', sau một loạt những phát hiện về tác động nguy hiểm của PFAS đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ em.
Nhiều phát hiện gây sốc về 'hóa chất vĩnh cửu' PFAS
PFAS là một nhóm các hóa chất tổng hợp phổ biến tồn tại trong môi trường và cơ thể con người, có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Mặc dù có hàng nghìn hóa chất PFAS, nhưng theo Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ, theo quy định, các hệ thống cung cấp nước cần phải đặc biệt theo dõi sáu loại hóa chất cụ thể là: PFOA, PFOS, PFNA, PFHxS, PFBS và GenX. Cạnh đó, cần thông báo cho công chúng về mức PFAS và nỗ lực giảm chúng nếu vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Trước đó, vào tháng 6, EPA đã ban hành các khuyến cáo về sức khỏe dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học mới nhất cho thấy các hóa chất này nguy hiểm hơn nhiều đối với sức khỏe con người so với đánh giá ban đầu. Chúng thậm chí nguy hiểm hơn ngay cả ở mức thấp hơn hàng nghìn lần so với suy nghĩ trước đây.
Điều đáng nói là trong khi ban đầu một số nhà khoa học tin rằng 'hóa chất vĩnh cửu' chỉ có trong các sản phẩm công nghiệp, thì ngày càng nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng PFAS có thể có khắp mọi nơi: cốc nhựa, giấy bọc, chảo chống dính, lò vi sóng...
Thậm chí, ngay cả ở những vật dụng sinh hoạt tưởng chừng như không thể nào có như giấy vệ sinh cũng xuất hiện PFAS.
Tác hại của hóa chất vĩnh cửu đến sức khỏe con người là vô cùng lớn. Theo EPA, các hóa chất này có thể lắng đọng trong máu, thận, gan.
Phơi nhiễm hợp chất PFAS có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như ung thư, béo phì, bệnh tuyến giáp, cholesterol cao, giảm khả năng sinh sản, tổn thương gan, ức chế hormone, làm gián đoạn quá trình chuyển hóa lipid và acid amin.
Làm sao tránh tiếp xúc hóa chất vĩnh cửu?
Câu trả lời là rất khó. Chúng ta chưa có cách nào tránh hoàn toàn và cũng không phải lúc nào cũng biết vật dụng nào chứa PFAS hay không.
Đây là việc đòi hỏi phải có sự chung tay từ cấp chính quyền đến địa phương. Mỗi quốc gia cần thiết lập các quy định mới, hạn chế mức tối đa hoặc đặt định mức cụ thể đối với việc sử dụng hóa chất trong sản xuất công nghiệp.
Đối với người dân, cần nâng cao nhận thức về hóa chất vĩnh cửu, thay đổi thói quen sinh hoạt để tránh tối đa việc tiếp xúc với PFAS bằng một số việc đơn giản: không uống nước chưa qua xử lý, tránh sử dụng thảm và đệm chống ố, bình xịt chống thấm.
Thay toàn bộ đồ dùng nhà bếp có lớp phủ chống dính bằng các sản phẩm từ gang, thép không gỉ, thủy tinh hoặc tráng men. Kiểm tra nhãn để nhận biết thành phần polytetrafluoroethylene, hoặc PTFE, hoặc các thành phần "fluoro" khác và tránh những thành phần đó.
Hạn chế dùng giấy gói thực phẩm, hộp nhựa xốp đựng đồ ăn nhanh và giấy bọc thực phẩm khác.
Tránh các loại mỹ phẩm trang điểm và chăm sóc cá nhân được quảng cáo là "lì, thấm sâu và lâu trôi" vì chúng cũng chứa PFAS.
TTO - Một nghiên cứu mới cho thấy việc tiếp xúc hằng ngày với các loại hóa chất trong đồ gia dụng có thể dẫn đến ung thư, bệnh tuyến giáp và béo phì ở trẻ em.
Xem thêm: mth.75350222222303202-ig-mal-iougn-noc-safp-uuc-hniv-tahc-aoh-ev-cos-neih-tahp/nv.ertiout