vĐồng tin tức tài chính 365

“Chiêu trò” mạo danh công an để lừa đảo: Liên tục thay đổi kịch bản

2023-03-27 03:57

Mạo danh công an để lừa người già

Người cán bộ về hưu 83 tuổi này kể lại, hôm đó, có 2 đối tượng tự xưng là CA, lần lượt gọi điện, thông báo ông sẽ nhận được giấy tạm giam do có liên quan tới 1 vụ TNGT ở TP. Đà Nẵng. Muốn tại ngoại, thì phải mở 1 tài khoản ngân hàng và chuyển tiền vào đó để phục vụ công tác điều tra. Tin rằng hình ảnh chứng minh thư công an nhân dân, thông báo của Viện Kiểm sát mà các đối tượng lừa đảo gửi cho mình qua Zalo là thật, ông đã làm theo hướng dẫn của chúng và bị chiếm đoạt tống số tiền lên tới 750 triệu đồng.

"Hôm đó sự việc quá bất ngờ. Tôi đã bị các đối tượng lừa đảo thao túng tâm lý, dẫn dụ tôi vào một cái mê hồn trận đến nỗi đầu óc không còn tỉnh táo để mà phân biệt đúng sai. Và bản thân tôi cũng có thiếu sót là không theo dõi những thông tin cảnh báo về thủ đoạn của loại tội phạm này nên tôi mới dễ dàng làm theo yêu cầu của chúng" - ông Thái Hồng Quang (phường Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết.

Ông Quang kể tiếp, thấy ông dễ mắc lừa, sau khi lấy được của ông 750 triệu đồng, các đối tượng lừa đảo lại liên tục gọi điện, có ngày lên tới 120 cuộc điện thoại để dẫn dụ ông sập bẫy màn kịch lừa đảo tiếp theo. Màn kịch được chúng dựng lên là nếu ông muốn nhanh chóng được mình oan thì phải bán rẻ căn nhà ông đang ở. Mục đích là để dẫn dụ kẻ xấu đang lợi dụng danh tính và những thông tin cá nhân của ông nhằm thoát tội trong vụ TNGT ở TP Đà Nẵng tìm đến ký và công chứng hợp đồng mua bán nhà tại một phòng công chứng. Khi đó CA sẽ ập vào bắt ngay đối tượng để ông được mình oan.

Cơ quan CA nhận định, vụ việc xảy ra với ông Quang có dấu hiệu của tội phạm hình sự. Đồng thời cho biết, đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cũng theo nhận định của cơ quan CA, các đối tượng mạo danh CA để thực hiện hành vi lừa đảo rất khó bị phát hiện điều tra xử lý vì các đối tượng này không trực tiếp xuất hiện mà thực hiện hành vi lừa đảo qua điện thoại. Bên cạnh đó các TH rơi vào tầm ngắm của các đối tượng lừa đảo thường của mình bị có tâm lý ngại mang tiếng liên quan đến các vụ việc, vụ án đang điều tra nên rất dễ bị mắc lừa. Người dân cần đề cao cảnh giác.

Như vậy có thể thấy, để không trở thành nạn nhân của lừa đảo, mỗi người cần nâng cao cảnh giác và thường xuyên thông tin tới người thân, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp về các phương thức, thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo.

Còn đối với chiêu trò mạo danh CA để lừa đảo nói riêng, Trung tá Lê Minh Hải, Phó Trưởng phòng CSHS CA TP Hà Nội tư vấn về một số những dấu hiệu dễ nhận biết của các đối tượng mạo danh công an.

Dấu hiệu nhận biết:

+ Về trang phục và phong cách, trang phục không có biển tên. Tác phong và phong cách nói chuyện thường không đúng chuẩn mực. Đầu tóc quần áo thường không gọn gàng. Tóc để nhuộm các màu khác với màu đen.

+ Trong giao tiếp, thường có biểu hiện khoe khoang bản thân hiểu biết pháp luật hay quen biết nhiều người có vị trí quan trọng trong ngành công an.

+ Thường sử dụng công nghệ cao để ẩn danh hoặc giả mạo số điện thoại của cơ quan Công an.

+ Thường dùng thủ đoạn thông báo đến người dân có liên quan đến các vụ án đang trong quá trình điều tra để yêu cầu người dân chuyển tiền vào một số những tài khoản cá nhân nào đó để phục vụ cho công tác điều tra.

Trung tá Lê Minh Hải - Phó Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo:

Thứ nhất, đối với người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác khi nhận được các cuộc gọi từ các số điện thoại cố định hoặc người tự xưng là cán bộ công an thông báo và yêu cầu phối hợp điều tra vụ án, vụ việc qua điện thoại.

Thứ hai, người dân cần ghi nhớ lực lượng CA khi tiến hành khám xét, bắt giữ phải có sự cùng tham gia của đại diện chính quyền địa phương, VKS đến trực tiếp làm việc với người dân, chứ không làm việc qua điện thoại.

Thứ ba, không cung cấp thông tin cá nhân cho bất kỳ ai, khi chưa rõ về nhân thân lai lịch của người đó.

Thứ tư, không mở hộ, cho thuê, bán tài khoản ngân hàng của mình cho người khác vì hành vi này là trực tiếp tiếp tay cho các đối tượng lừa đảo và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Thứ năm, khi gặp đối tượng nghi vấn, cần yêu cầu đối tượng xuất trình Chứng minh thư CAND và các giấy tờ khác có liên quan.

Thứ sáu, khi cần xác minh nhanh, người dân cần gọi điện thoại đến ngay đường dây nóng của cơ quan CA nơi gần nhất.

Thời gian gần đây, tình hình tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản đang diễn biến phức tạp. Mặc dù các cơ quan chức năng đã liên tục tuyên truyền, cảnh báo về các chiêu trò, thủ đoạn lừa đảo nhưng vẫn có không ít người trở thành nạn nhân của lừa đảo.

Giả bác sĩ lừa bán thuốc

Công an quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng đã khởi tố, bắt tạm giam 3 phụ nữ giả làm bác sĩ, người bán thuốc chữa bệnh rồi dàn cảnh lừa đảo, bán thuốc giá cao để chiếm đoạt hơn 250 triệu đồng của hàng chục người tại Quảng Nam, Đà Nẵng. Theo điều tra, một đối tượng đến chợ Cồn mua hạt mạch nha rồi mang đến chợ Cẩm Lệ, đóng giả làm người bán thuốc đông y, đặt tên là thuốc kim sương với tác dụng chữa được bệnh bọng mắt với giá 1 triệu đồng/kg. 2 đối tượng còn lại thay phiên nhau đóng giả làm bác sĩ, người mua thuốc trà trộn vào các chợ để lừa bán hàng.

Giả Tổng cục II lừa đảo xin việc

Tổng Cục II, Bộ Quốc phòng phối hợp với các đơn vị liên quan vừa tạm giữ một nam giới mặc quân phục đeo quân hàm Thượng tá khi đang lưu thông trên địa bàn quận Cầu Giấy, HN. Qua kiểm tra, phát hiện đối tượng này không có giấy tờ gì chứng minh là sỹ quan quân đội. Đối tượng ở huyện Quế Võ, Bắc Ninh, hiện trú tại phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy. Thời gian gần đây có hành vi giả danh là cán bộ một đơn vị thuộc Tổng cục II, Bộ Quốc phòng và khoe khoang có khả năng "chạy" nhập ngũ vào Tổng cục II để lừa đảo, chiếm đoạt của nhiều người số tiền gần 4 tỷ đồng.

Giả danh công an để lừa đảo

Lợi dụng CSGT công an tỉnh Quảng Ngãi thông báo công khai thông tin về chủ xe, lái xe và mức phạt các trường hợp vi phạm luật giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, đối tượng lừa đảo bị bắt giữ này đã tự xưng là lãnh đạo của CSGT gọi điện đến một số doanh nghiệp có phương tiện vi phạm để nghị chung chi tiền sẽ cho sửa biên bản vi phạm, giảm tiền nộp phạt.

Tại cơ quan CA, đối tượng khai nhận đã lừa đảo, chiếm đoạt hơn 100 triệu đồng của các doanh nghiệp vận tải ở nhiều địa phương.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.49030640262303202-nab-hcik-iod-yaht-cut-neil-oad-aul-ed-na-gnoc-hnad-oam-ort-ueihc/taul-pahp/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

““Chiêu trò” mạo danh công an để lừa đảo: Liên tục thay đổi kịch bản”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools