"Các cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo sát các diễn biến trên Biển Đông", phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh trên trang web của Bộ Ngoại giao ngày 26-3.
Bà Hằng cũng cho biết Việt Nam "kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp quản lý và thực thi pháp luật trên biển phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 và pháp luật Việt Nam để bảo vệ các quyền hợp pháp của mình".
Trước đó, Bộ Ngoại giao nhận được câu hỏi đề nghị khẳng định thông tin và cho biết phản ứng trước việc tàu Hải Dương Địa Chất 4 của Trung Quốc đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.
Những ngày qua, thông tin về hoạt động của tàu Hải Dương Địa Chất 4 (Haiyang Dizhi 4) đã thu hút sự chú ý của một bộ phận người dùng mạng xã hội Twitter.
Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng về các hoạt động của tàu khảo sát Trung Quốc trong EEZ của Việt Nam.
Chẳng hạn, vào tháng 7-2019, Việt Nam đã lên tiếng phản đối việc tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm EEZ và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông.
Đến tháng 9 cùng năm, khi tàu này trở lại Biển Đông, Bộ Ngoại giao Việt Nam tiếp tục lên tiếng phản đối hành động xâm phạm EEZ của Việt Nam và yêu cầu Trung Quốc rút ngay lập tức nhóm tàu này.
So với tàu Hải Dương Địa Chất 8, tàu Hải Dương Địa Chất 4 có kích thước nhỏ hơn và cũ hơn.
Theo trang thông tin về tàu thuyền Marine Traffic, tàu Hải Dương Địa Chất 4 được đóng vào năm 1980, tải trọng gần 1.000 tấn. Tàu Hải Dương Địa Chất 8 được đóng năm 2017, tải trọng gần 2.400 tấn.
TTCT - Những tin tức về các vụ "chạm trán" trên Biển Đông dồn dập một tuần qua. Có vẻ như một chu kỳ mới nữa trên Biển Đông đang bắt đầu, với nhiều bên can dự.
Xem thêm: mth.22380936182303202-gnod-neib-nert-neib-neid-cac-tas-oeht-gnad-man-teiv/nv.ertiout