Ngày 28/3, Chính phủ Nhật Bản đã duyệt chi hơn 2.000 tỷ Yen (khoảng 17 tỷ USD) từ quỹ dự phòng trong ngân sách của tài khóa 2022 để thực hiện các biện pháp chống lạm phát, giảm bớt tác động tiêu cực của lạm phát tới các hộ gia đình ở nước này.
Theo dự kiến, Chính phủ Nhật Bản sẽ chi hơn 155 tỷ Yen để trợ cấp trực tiếp bằng tiền mặt cho các trẻ nhỏ tại các gia đình có thu nhập thấp và các gia đình đơn thân với số tiền 50 nghìn Yen/trẻ. 1.200 tỷ Yen sẽ được dành cho các chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp chống lạm phát phù hợp với điều kiện của địa bàn.
Kể từ đầu năm ngoái, lạm phát ở Nhật Bản đã liên tục tăng. (Ảnh minh họa: Reuters)
Kể từ đầu năm ngoái, lạm phát ở Nhật Bản đã liên tục tăng. Theo Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản (MIC), trong tháng 1 vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản của nước này tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 0,3% so với quý trước, cao nhất kể từ tháng 9/1981.
Đây là tháng thứ tư liên tiếp lạm phát ở Nhật Bản liên tục ở trên mức cao nhất trong 40 năm và là tháng thứ 17 liên tiếp chỉ số này tăng.
Tình trạng giá cả hàng hóa và năng lượng leo thang đang tác động tiêu cực tới sự hồi phục của nền kinh tế cũng như đời sống của người dân nước này.
Tuy nhiên, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) vẫn cho rằng lạm phát ở Nhật Bản hiện nay chủ yếu do chi phí đẩy và sẽ không kéo dài, do đó BoJ vẫn tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng nhằm đạt được mục tiêu lạm phát ổn định và bền vững.
VTV.vn - Lạm phát tăng cao tại Nhật Bản nên nhiều người dân tại đây đang lựa chọn cách chi tiêu tiết kiệm mọi lúc mọi nơi.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.70075425092303202-tahp-mal-gnohc-pahp-neib-cac-ohc-dsu-yt-71-ihc-teyud-nab-tahn/et-hnik/nv.vtv