Google lúc này hiển thị loạt liên kết tài trợ thay vì đưa ra lời khuyên hữu ích. Tất cả đã được sắp xếp để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm vốn được thiết kế để kiếm tiền thay vì cung cấp các câu trả lời chất lượng cao. Tóm lại, trong mắt một số người dùng, dịch vụ hàng đầu của Google hiện đang rất tệ.
Theo BI, Google không phải là gã khổng lồ công nghệ duy nhất đang xuống cấp các sản phẩm cốt lõi. Facebook, nền tảng mạng xã hội kết nối bạn bè giờ đây cũng tràn ngập các nội dung được tài trợ hoặc đề xuất - những thứ dường như chôn vùi mọi thông tin mọi người muốn xem. Amazon cũng bị cho là đang “hóa rác” vì khiến người dùng gần như không thể tìm thấy sản phẩm chất lượng cao vì liên tục bị chuyển hướng đến các trang quảng cáo chứa đầy sản phẩm kém chất lượng.
Từ năm 2000 đến đầu những năm 2010, các công ty công nghệ cho ra mắt rất nhiều những sản phẩm mới, thú vị, từ đó giúp cuộc sống con người trở nên dễ dàng. Điều này gián tiếp thúc đẩy sự phát triển bùng nổ của Thung lũng Silicon - nơi các công ty chứng kiến mức định giá tăng cao, song song với số liệu doanh thu không tưởng.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, số lượng người dùng gia nhập các nền tảng trực tuyến có dấu hiệu giảm tốc và sự chậm lại này gây ra một cuộc khủng hoảng.
Ví dụ điển hình nhất cho việc từ bỏ giá trị cốt lõi tai hại là Meta. Tháng 10/2021, CEO Mark Zuckerberg quyết định đổi tên Facebook với lời cam kết chuyển hướng sang vũ trụ ảo, qua đó chứng minh rằng Facebook không chỉ đơn thuần là một mạng xã hội thông thường.
Tuy nhiên, hơn một năm trôi qua, giấc mơ lớn tiêu tốn hàng tỷ USD của Mark Zuckerberg vẫn xa tầm với. Meta hiện vẫn chỉ là một tập đoàn kiếm tiền chủ yếu dựa vào mạng xã hội, trong bối cảnh tình hình tài chính ngày càng trở nên áp lực vì mải mê đốt tiền vào tham vọng nhà sáng lập. Điều này khiến nhiều người nhớ đến Yahoo - thứ từng được mệnh danh là công ty Internet lớn nhất thế giới.
Được biết, Yahoo là công cụ tìm kiếm nổi lên vào cuối những năm 1990 đầu những năm 2000. Phản ứng chậm chạp trước sự thay đổi của quảng cáo kỹ thuật số và sự xuất hiện của Web 2.0 khiến nó nhanh chóng bị “xóa sổ’’ và giờ đây không còn được nhắc đến. Thế chân nó là Facebook - mạng xã hội lớn nhất thế giới kiêm đế chế tai tiếng nhất nhì Thung lũng Silicon.
Theo giới chuyên gia, một loạt những thay đổi nội bộ cho thấy sự hào hứng của Meta khi bước sang một trang mới - nơi hình ảnh ít “hoen ố” hơn. Bản thân Mark Zuckerberg cũng rất phấn khởi khi tạm gác lại những rắc rối trong quá khứ và bắt đầu hành trình chinh phục người dùng. Tiếc rằng, những thay đổi được cho là “tích cực” này không làm thỏa mãn nội bộ nhân viên và các nhà đầu tư.
Ý định của Mark Zuckerberg là sở hữu một “Internet thứ hai” nên cố gắng “đốt” 13 tỷ USD để hiện thực hóa tham vọng. Điều này khiến 2 nền tảng mạng xã hội cốt lõi là Facebook và Instagram “biến chất”. Người dùng chỉ muốn nguồn cấp dữ liệu hiển thị thông tin bạn bè và người theo dõi, trong khi giới tạo lập lại ép họ xem quảng cáo và quá nhiều thông tin tài trợ.
Trọng tâm GE sau đó bắt đầu chuyển hướng khi Welch thâu tóm các doanh nghiệp theo cảm tính và đổ tiền vào các công ty không cốt lõi như chi nhánh dịch vụ tài chính GE Capital. Sự xoay trục khiến GE bị đánh chìm.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính, GE Capital trở thành “núi nợ” khổng lồ. GE sau đó buộc phải bán bớt nhiều đơn vị kinh doanh để tồn tại, thu hẹp chính mình và chứng kiến giá trị vốn hóa bốc hơi tới 80%. Theo các chuyên gia, đây chính là lời cảnh tỉnh cho Meta, cho Mark Zuckerberg và cả các giám đốc điều hành.
Google bao năm qua trì hoãn việc ra mắt chatbot vì lo ngại vấn đề đạo đức, để rồi cuối cùng vội vàng tung ra phiên bản “đáng xấu hổ” để đáp lại động thái của Microsoft. Đây không phải hai công ty duy nhất cố gắng nhảy vào cuộc đua thời đại AI. Cả phố Wall và dòng vốn đầu tư mạo hiểm đang nỗ lực bắt kịp xu hướng, thậm chí tích hợp AI vào những nơi khó hiểu như Snapchat hay công cụ tìm kiếm DuckDuckGo. Meta cũng có động thái tương tự.
Các chuyên gia lo ngại rằng sự quan tâm quá mức đến AI có thể dẫn đến sự ra đời của nhiều startup chất lượng thấp. Theo Brianne Kimmel, nhà sáng lập của Worklife Ventures, “Nhiều nhà đầu tư sẵn sàng đứng ngoài xu hướng. Khi tất cả đều xây dựng sản phẩm dựa trên ChatGPT, rất khó tìm ra người chiến thắng”.
“Gần đây, tôi gặp gỡ khá nhiều nhân sự cấp cao tại các công ty công nghệ lớn. Họ từng rất thất vọng trong hơn một thập kỷ qua vì không thể tung ra thứ gì đó mới mẻ. Giờ đây, họ tự do và muốn xây dựng thứ cho riêng mình”, Mike Tung, CEO một startup cho biết.
Có nhiều cách tích hợp công nghệ mới vào sản phẩm cốt lõi mà không biến chúng thành thảm họa. Chẳng hạn, Netflix chuyển từ việc gửi đĩa DVD sang truyền phát trực tuyến và thu hút hàng trăm triệu người dùng. Động lực thành công chủ yếu do yếu tố sản phẩm, trải nghiệm và thời điểm thích hợp.
Tư duy này đã lan sang lĩnh vực khởi nghiệp giai đoạn đầu - vốn thường được coi là cơ sở cho sự đổi mới. Tất cả đều thúc đẩy mô hình ưu tiên tăng trưởng bằng mọi giá thay vì đi lên bền vững và hữu ích. Các quỹ đầu tư mạo hiểm cũng chỉ quan tâm đến lợi nhuận thay vì tập trung mang lại những trải nghiệm tốt đẹp. Kết quả, “bong bóng” phình to rồi nổ tung trong sự tức giận của người dùng.
Theo: BI, Bloomberg
Thời thế đổi thay tại Google: Từ nơi làm việc tốt nhất đến ‘thị trấn ma’ heo hút, nhân viên phải dùng chung bàn với đồng nghiệp