Theo ông Musk, vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay là về bất động sản và thế chấp.
Khoản nợ bất động sản thương mại ở Mỹ đạt kỷ lục 2.500 tỉ USD sẽ đáo hạn trong vòng 5 năm tới, theo trang Business Insider.
Nhiều người đi vay có thể không trả được các khoản vay đó khi đối mặt với lãi suất cao hơn đáng kể. Trong khi đó, nhà bán hoặc cho thuê không được và áp lực giảm giá tài sản khi lo ngại suy thoái kinh tế gia tăng.
Khoảng 70% khoản vay tín chấp ở Mỹ từ các ngân hàng nhỏ. Điều này khiến các ngân hàng phải chịu tổn thất lớn nếu những vụ vỡ nợ bất động sản xảy ra, ông Musk nhận định.
Tương tự, ông Genevieve Roch-Decter, giám đốc điều hành công ty tư vấn thị trường vốn Grit Capital, viết trên Tweeter: Sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley "chỉ là một đốm nhỏ" - và có một "quả bom hẹn giờ lớn hơn nhiều" dưới dạng các khoản vay tín chấp trên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng.
"Đây mới thực sự là vấn đề", ông Musk nhấn mạnh. Hiện nay nhiều thành phố có tỉ lệ văn phòng trống cao. Danh mục đầu tư thế chấp cũng gặp rủi ro nếu giá nhà đất giảm đáng kể.
Tỉ phú Bill Ackman, giám đốc điều hành công ty quản lý quỹ đầu tư Pershing Square, cũng cảnh báo: "Nếu khách hàng rút tiền của họ ra khỏi các ngân hàng, điều này có thể cản trở hoạt động cho vay đối với các ngành bất động sản và gây ra sự suy thoái kinh tế đáng kể".
Hồi chuông cảnh báo
Hai người khổng lồ Phố Wall cũng đã gióng lên hồi chuông cảnh báo những ngày gần đây sau khi Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB) sụp đổ.
Bank of America cho biết cho vay tín chấp có thể là "cú hích tiếp theo" đối với thị trường và nền kinh tế.
Trong khi đó, ngân hàng JPMorgan cho rằng tình trạng vỡ nợ gia tăng có thể gây ra khoản lỗ 38 tỉ USD trong lĩnh vực ngân hàng.
Wells Fargo, công ty dịch vụ tài chính đa quốc gia của Mỹ, đang rút lui khỏi lĩnh vực thế chấp của thị trường nhà ở giá trị hàng tỉ USD.