Số liệu của Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy đến cuối năm ngoái, dư nợ cấp tín dụng đối với các dự án xanh đã đạt hơn 500.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 4,2% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến việc phát triển bền vững.
Tại trung tâm lưu trữ dữ liệu xanh này, với những chiếc máy lưu trữ dữ liệu có công nghệ thân thiện hơn, giúp doanh nghiệp giảm đến 18% lượng điện năng tiêu thụ. Đây cũng là dự án xanh đầu tiên của doanh nghiệp, được xây dựng dựa trên nguồn vốn vay 400 tỷ đồng từ ngân hàng với lãi suất ưu đãi.
Trung tâm lưu trữ dữ liệu xanh - Viettel IDC
Ông Hoàng Văn Ngọc, Giám đốc Công ty TNHH Viettel – CHT (Viettel IDC)
"Chúng tôi có 5 trung tâm dữ liệu, nhưng đây là dự án xanh đầu tiên, vì nhận thức các vấn đề liên quan đến môi trường, chuyển đổi sang làm các dự án xanh", ông Hoàng Văn Ngọc, Giám đốc Công ty TNHH Viettel – CHT (Viettel IDC), chia sẻ.
Hiện đã có 21 tổ chức tài chính và quỹ đầu tư nước ngoài đã rót vốn cho các dự án xanh của Việt Nam. Và trong 2 năm qua, số tiền giải ngân cũng tăng gấp 6 lần so với các giai đoạn trước.
Ngân hàng này cam kết huy động hơn 12 tỉ USD để hỗ trợ các khoản vay xanh tại Việt Nam. Trong một năm vừa rồi, ngân hàng đã thành công giải ngân 13% cho gần 20 chục dự án. Thực tế, không chỉ các dòng vốn nội, mà ngay cả các dòng vốn ngoại cũng đang ngày càng chú trọng tới tín dụng xanh, khẳng định đây thực sự là 1 xu hướng mới.
Bà Lâm Thuý Nga, Giám đốc Toàn quốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp lớn, Ngân hàng HSBC
"Những dự án HSBC đã thu xếp thành công đa phần chủ yếu nằm ở lĩnh vực năng lượng tái tạo, các toà nhà xanh, các trung tâm dữ liệu xanh, nhựa tái chế, giấy, sản xuất ô tô… Tuy nhiên, đến năm 2023 chúng tôi cũng hi vọng có thể sẽ phát triển thêm các ngành nghề khác để đa dạng hoá danh mục", bà Lâm Thuý Nga, Giám đốc Toàn quốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp lớn, Ngân hàng HSBC, cho biết.
Ông Rémy Rioux, Tổng Giám đốc Cơ quan Phát triển Pháp (ADF)
"1 quốc gia đang phát triển với dân số trẻ, có rất nhiều nhu cầu về cơ sở hạ tầng và công nghiệp hoá luôn đòi hỏi nhu cầu lớn về năng lượng. Hiện tỷ lệ năng lượng tái tạo chiếm ¼, và theo cam kết tới năm 2050 sẽ còn tăng lên đáng kể. Với những cam kết đó, nguồn lực trong nước là vô cùng quan trọng, nhưng các bạn cũng sẽ cần tới nguồn vốn nước ngoài, các cơ chế tài chính ưu đãi. Và chắc chắn chúng tôi cũng sẽ hỗ trợ thúc đẩy các nguồn lực tư nhân khác", ông Rémy Rioux, Tổng Giám đốc Cơ quan Phát triển Pháp (ADF), nhận định.
Tín dụng xanh đang là xu hướng của ngành tài chính toàn cầu, nhằm hướng đến sự phát triển hài hòa, cân bằng giữa kinh tế và môi trường, hướng tới phát triển bền vững. Việt Nam cần kịp thời nắm bắt được cơ hội từ các nguồn vốn xanh, cả trong nước và quốc tế. Đây cũng là nguồn lực tài chính quan trọng để chúng ta đạt được cam kết phát thải ròng về 0% vào năm 2050.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.4350708192303202-hnax-nov-nougn-nac-peit-peihgn-hnaod-ueihn-gnac-yagn/et-hnik/nv.vtv