vĐồng tin tức tài chính 365

Miền Tây đẹp nao lòng dù 'Ủa vịt có gì đẹp đâu? Sao lại vẽ vịt chạy đồng?'

2024-03-09 03:34
Công chúng thưởng thức triển lãm

Công chúng thưởng thức triển lãm "Nhiệt" tại không gian QS Art Space mới ra mắt - Ảnh: H.VY

"Nhiệt" là triển lãm nhóm đầu tiên ra mắt không gian QS Art Space, trưng bày từ nay đến 24-3 tại Bảo tàng nghệ thuật Quang San (189B/3 Nguyễn Văn Hưởng, Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP.HCM).

Duyên kỳ ngộ của nhiệt huyết và tình yêu nghệ thuật

Triển lãm quy tụ tác phẩm của bốn họa sĩ Lương Lưu Biên, Huỳnh Thảo, Võ Thành Thân và Đặng Quang Tiến. Mỗi người một góc nhìn, phong cách, chất liệu khác nhau, nhưng cùng chung sức nóng trong gam màu và nhiệt huyết với nghệ thuật.

Theo nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi, mối duyên kỳ ngộ cùng "Nhiệt" của bốn họa sĩ cho người xem có dịp thưởng lãm nhiều trường phái, tư duy và chủ đề đa dạng của nghệ thuật đương đại Việt Nam.

Tranh sơn mài của Huỳnh Thảo luôn đong đầy nét nữ tính đậm đà, sâu lắng. Phong cách của cô ngày càng chín chắn và đằm thắm hơn nhiều so với triển lãm "Vùng trời mơ" 5 năm trước.

Họa sĩ Võ Thành Thân từ Huế mang đến những ý tưởng phái sinh rất hay từ các tác phẩm tranh nổi tiếng quốc tế, hút mắt người xem với những nét vẽ gấp giấy và gam màu táo bạo.

Họa sĩ Lương Lưu Biên khiến người xem nhận ra ngay với những mảng miếng, cấu trúc lớn và bố cục cơ thể người rất đặc biệt đã ghi dấu ấn ở nhiều triển lãm cả trong nước lẫn quốc tế.

Anh cũng đang có những đổi mới theo hướng bán trừu tượng hơn, mang đến sự tự do, cách nghĩ lớn và cái nhìn tổng thể hơn về đời sống qua nhân dạng trần trụi của con người.

Khách nước ngoài thưởng thức tranh của họa sĩ Lương Lưu Biên - Ảnh: H.VY

Khách nước ngoài thưởng thức tranh của họa sĩ Lương Lưu Biên - Ảnh: H.VY

Còn với Đặng Quang Tiến, họa sĩ trẻ nhất tại triển lãm (sinh năm 1992), lại khiến người xem xốn xang với 6 bức tranh vẽ đồng quê miền Tây Nam Bộ đong đầy tình cảm thân thương.

"Tác phẩm của Tiến là những công trình tỉ mỉ, chỉn chu, mà các bạn hay đùa là một con vịt của Tiến phải bán... mấy chục triệu. Đây lại còn là cả bầy vịt chạy đồng. Sự chu đáo từng ly từng tí rất hiếm có ở các họa sĩ trẻ bây giờ" - nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi cảm nhận.

Bầy vịt chạy đồng trong tác phẩm

Bầy vịt chạy đồng trong tác phẩm "Chiều quê 2" của họa sĩ Đặng Quang Tiến

Tìm thấy chính mình khi vẽ về miền Tây

Xem tranh vẽ miền Tây của Tiến, dễ dàng cảm nhận tình yêu và sự say mê, trìu mến mà họa sĩ trẻ dành cho quê hương mình.

Tiến sinh ra ở Bến Tre, năm 2010 lên Sài Gòn đi làm một năm rồi lại về quê đi bộ đội. Đi về, Tiến lại lên TP.HCM học mỹ thuật và tốt nghiệp năm 2019. Họa sĩ trẻ từng ghi dấu ấn với cách sử dụng chất liệu màu nước đặc trưng và những bức tranh vẽ gánh hàng rong, vẽ Sài Gòn, vẽ biển miền Trung...

Nhưng trong đại dịch, khi Tiến có nhiều thời gian để cầm cọ vẽ về miền Tây, vẽ những cánh đồng, rừng đước, đàn cò, bầy vịt... Tiến đã tìm thấy lối đi riêng của mình. Cứ vẽ một cách tự do, thoải mái, vẽ những điều gần gũi khiến mình rung động, vẽ cái của mình: miền Tây.

Họa sĩ Đặng Quang Tiến bên bức tranh

Họa sĩ Đặng Quang Tiến bên bức tranh "Chiều quê 2" tại triển lãm Nhiệt - Ảnh: H.VY

"Nhiều người thắc mắc: Ủa vịt có gì đẹp đâu? Sao lại vẽ vịt chạy đồng? Nhưng khi vẽ, Tiến lại có lại có rất nhiều cảm xúc. Những khung cảnh mọi người thường nghĩ không có gì đặc sắc, giờ nhìn lại thấy nhớ, thấy thương.

Tranh của Tiến không có tư tưởng gì sâu xa, mọi người ngắm tranh thấy thích, dễ chịu là được" - Tiến cười giản dị. Kể nghe đơn giản vậy, nhưng đằng sau mỗi bức tranh khổ lớn của Tiến là những ngày dài miệt mài vẽ, nhiều bức mất đến hai ba tháng...

Tiến cứ vẽ đến khi nào thấy xong, thấy đủ thì dừng. Vậy mà cũng đã được mấy chục bức. Điều vui nhất là mọi người bắt đầu nhớ về Tiến gắn liền với miền Tây, thay vì nhớ Tiến chuyên vẽ màu nước như trước đây.

Tranh màu nước của Tiến rất khác biệt, không loang màu, mềm mại như thông thường mà sắc nét, ấn tượng như sơn dầu hay acrylic. Vẽ chủ đề miền quê quen thuộc, nhưng cách Tiến bố cục, tạo hình và sắp đặt các chi tiết khiến tranh không "sến" mà vẫn gần gụi, thân thương.

Như cái cách Tiến không vẽ vịt chạy đồng, mà vẽ trứng sót lại giữa đồng rơm rạ. Hình ảnh đó hẳn còn neo trong ký ức của nhiều người miền Tây, mà giờ đây đã dần hiếm hoi. Ngay cả ở quê Tiến cũng không còn thấy, Tiến phải rong ruổi tìm tư liệu ở những tỉnh khác...

Sắp tới, Tiến sẽ thử thách mình với những chất liệu khác, kết hợp nhiều chất liệu trên toan. Nhưng chủ đề thì vẫn là miền Tây vì cảm hứng chưa từng vơi cạn. Tiến ấp ủ vẽ về những ngôi nhà, kiến trúc, những chất liệu đặc trưng của Đồng bằng sông Cửu Long.

Cứ vẽ, không đặt mục tiêu gì cao xa, vì với Tiến, đứa con miền Tây được vẽ quê mình đã là hạnh phúc và kiêu hãnh.

Tác phẩm

Tác phẩm "Chiều quê 4" của Đặng Quang Tiến

Miền nhớ qua nét vẽ của hơn 100 nữ họa sĩ dịp 8-3Miền nhớ qua nét vẽ của hơn 100 nữ họa sĩ dịp 8-3

135 tác phẩm trên nhiều chất liệu của hơn 100 nữ họa sĩ được triển lãm tại Hội Mỹ thuật TP.HCM.

Xem thêm: mth.77661740280304202-gnod-yahc-tiv-ev-ial-oas-uad-ped-ig-oc-tiv-au-ud-gnol-oan-ped-yat-neim/nv.ertiout

Comments:2 | Tags:No Tag

“Miền Tây đẹp nao lòng dù 'Ủa vịt có gì đẹp đâu? Sao lại vẽ vịt chạy đồng?'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools