vĐồng tin tức tài chính 365

Vì sao kết quả PISA sụt giảm?

2024-03-15 09:39
Học sinh thực hành phương pháp học tập chủ động - Ảnh: V.HÀ

Học sinh thực hành phương pháp học tập chủ động - Ảnh: V.HÀ

PISA đánh giá khả năng của học sinh 15 tuổi của các nước và vùng lãnh thổ trong và ngoài OECD về toán, khoa học và đọc hiểu.

Ông Phạm Quốc Khánh - phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) - chia sẻ với Tuổi Trẻ: Việt Nam tham gia PISA từ năm 2012, tới nay đã có 4 lần tham gia.

Năm 2022, có 81 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia, trong đó có 36 quốc gia OECD. Việt Nam được ghi nhận đã thực hiện đầy đủ, nghiêm ngặt mọi quy trình của OECD khi triển khai PISA lần này.

Kết quả, học sinh Việt Nam đạt điểm gần với mức trung bình của OECD ở cả môn toán, môn đọc và khoa học. Điểm trung bình ba môn của học sinh Việt Nam xếp thứ 34/81 quốc gia.

Việt Nam đứng thứ hai ở khu vực ASEAN sau Singapore, vị trí này cũng phù hợp với SEA-PLM (Chương trình Đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học các nước Đông Nam Á).

Học sinh Việt Nam có điểm toán thuộc nhóm cao nhất chỉ sau Hong Kong, Đài Loan, Hàn Quốc khi tính theo chỉ số PISA về điều kiện kinh tế - xã hội.

* Tuy kết quả PISA của Việt Nam năm nay vẫn tốt, nhưng so với các lần đánh giá trước thì có sụt giảm ở cả môn toán, môn đọc và khoa học. Theo ông, nguyên nhân dẫn tới việc sụt giảm này là gì?

Ông Phạm Quốc Khánh

Ông Phạm Quốc Khánh

- Chuyển biến chung của kết quả PISA qua các chu kỳ là điểm trung bình các môn có sự thay đổi do việc bổ sung, cập nhật nội dung đánh giá phục vụ mục tiêu đặt ra từng giai đoạn.

Như các chu kỳ khác, kết quả PISA 2022 cho thấy Việt Nam vẫn luôn ở nhóm quốc gia dẫn đầu ở khu vực ASEAN cũng như ở vị trí cao của nhóm các nước có thu nhập trung bình và ở gần với mức trung bình của các nước OECD.

Tuy nhiên, kết quả PISA 2022 về hạng chung giảm. Chúng tôi đã bước đầu phân tích một số nguyên nhân dẫn đến việc này.

Trong đó ở thời kỳ dịch COVID-19 bùng phát, ta đã thực hiện phương châm "tạm dừng đến trường, không dừng việc học". Việt Nam tổ chức dạy học trực tuyến là việc mới ở rất nhiều nhà trường, giáo viên và học sinh, trong khi việc này không mới với nhiều quốc gia phát triển.

Bộ GD-ĐT đã có các chỉ đạo tinh giản nội dung dạy học, chỉ giữ phần cốt lõi. Tương tự, hướng dẫn nhiệm vụ đánh giá học sinh cũng được điều chỉnh theo hướng giảm bớt các nội dung vận dụng.

Cũng trong khoảng thời gian này, việc thực hiện các giờ học bổ trợ cũng giảm. Những yếu tố này có tác động đến kết quả PISA năm 2022.

* Từ kết quả PISA mới công bố, ông có nhận xét gì về khoảng cách giữa học sinh có điều kiện học tập tốt nhất và những học sinh khó khăn nhất ở nước ta?

- Đúng là có việc học sinh có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi vượt trội so với học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở lĩnh vực toán.

Phân tích vào các nhóm điểm thì chúng ta sẽ thấy trong nhóm 25% kết quả cao nhất và 25% thấp nhất của Việt Nam thì mức chênh lệch trung bình giữa hai nhóm là 78 điểm.

Khoảng cách này cao hơn khoảng cách của năm đầu tiên Việt Nam tham gia PISA vào năm 2015 (hơn 60 điểm), nhưng vẫn thấp so với mặt bằng chung của các nước OECD (93 điểm). Điều này không chỉ có ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước khác.

Nhưng cũng có một con số khác khá thú vị là khoảng 13% học sinh Việt Nam có hoàn cảnh khó khăn đạt điểm cao trong top 25% (trung bình ở các quốc gia OECD là 10%).

Bên cạnh điều kiện kinh tế - xã hội thì còn có các nhân tố khác tác động đến kết quả học tập như khảo sát PISA đề cập.

Vì thế các giải pháp đồng bộ, có hệ thống là cần thiết ở Việt Nam, phù hợp với từng vùng miền đang được Bộ GD-ĐT triển khai.

* Theo ông, tham gia khảo sát PISA có ý nghĩa như thế nào trong đổi mới giáo dục Việt Nam, có giá trị tham khảo gì cho những quyết sách giáo dục? Và, sau 10 năm tham gia khảo sát PISA chúng ta đã vận dụng mô hình đánh giá của OECD vào việc đánh giá học sinh Việt Nam ra sao?

- PISA 2022 gồm 81 quốc gia tham gia (36 quốc gia OECD) với ít nhất 81 chương trình THCS khác nhau, nhiều bộ sách/tài liệu học tập nhưng cùng áp dụng một bài thi đánh giá năng lực trong 120 phút và 35 phút hỏi các thông tin liên quan đến học sinh được tổ chức khoa học và nghiêm túc.

Việc này sẽ cung cấp dữ liệu quan trọng cho đối sách và phục vụ xây dựng, thực thi chính sách.

Năm 2022, Chính phủ giao Bộ GD-ĐT xây dựng, phê duyệt và triển khai Đề án 468 với nhiệm vụ phát triển hệ thống đánh giá diện rộng cấp quốc gia nhằm định kỳ cung cấp các thông tin khách quan, tin cậy về chất lượng giáo dục phổ thông.

Đây sẽ là cơ sở để đề xuất các chính sách, giải pháp đổi mới các hoạt động dạy và học đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và hội nhập quốc tế.

Về vận dụng mô hình đánh giá, Cục Quản lý chất lượng vẫn đang triển khai tập huấn vận dụng cách đánh giá PISA nhằm nâng cao năng lực đội ngũ quản lý, giáo viên.

Các kỹ thuật, phương pháp đánh giá của PISA có nhiều ưu điểm nổi bật, phù hợp với xu hướng đánh giá năng lực người học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

Với đợt tập huấn 2022 tại 16 tỉnh/thành phố với kết quả sản phẩm cụ thể, các giáo viên có thể vận dụng các đánh giá của PISA.

Kết quả của Việt Nam trong 4 lần tham gia PISA

Năm 2012, Việt Nam đạt kết quả khá với 511 điểm lĩnh vực toán, 508 điểm lĩnh vực đọc hiểu và 528 điểm lĩnh vực khoa học.

Tới năm 2015, PISA tập trung vào lĩnh vực khoa học, cũng là lần thứ 2 Việt Nam tham gia và đạt kết quả ở mức trên điểm trung bình OECD (lĩnh vực khoa học đạt 525 điểm, toán học đạt 495 điểm và đọc hiểu đạt 487 điểm).

Năm 2018, học sinh Việt Nam đạt 505 điểm đọc hiểu, cao thứ 13 trong 79 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia, tăng 19 bậc so với chu kỳ năm 2015. Về toán học, Việt Nam đạt 496 điểm, cao thứ 24. Còn với lĩnh vực khoa học, Việt Nam đạt 543 điểm, cao thứ 4.

Năm 2022, học sinh Việt Nam đạt 469 điểm toán, 462 điểm đọc hiểu và 472 điểm khoa học, thấp hơn 3 - 14 điểm so với mức trung bình của các nước OECD.

Đánh giá học sinh quốc tế (PISA), Việt Nam xếp thứ 34 trong 81 quốc giaĐánh giá học sinh quốc tế (PISA), Việt Nam xếp thứ 34 trong 81 quốc gia

Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế (PISA) đánh giá kiến thức và kỹ năng của học sinh 15 tuổi về toán, đọc, khoa học, do OECD thực hiện.

Xem thêm: mth.58784409051304202-maig-tus-asip-auq-tek-oas-iv/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vì sao kết quả PISA sụt giảm?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools