vĐồng tin tức tài chính 365

Bỏ thi tuyển đầu vào thạc sĩ, các trường nói 'xu hướng chung'

2024-03-16 09:39
Lễ trao bằng thạc sĩ của Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) - Ảnh: NHƯ QUỲNH

Lễ trao bằng thạc sĩ của Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) - Ảnh: NHƯ QUỲNH

Với việc bỏ thi tuyển, có ý kiến cho rằng các trường đang cạnh tranh nhau bằng cách đưa ra tiêu chí, quy định tuyển sinh "thoáng, nhẹ nhàng" đáp ứng nhu cầu học để có bằng cấp cao của người học.

1-2 môn thi không đánh giá được

Năm 2024, một số trường thành viên Đại học Quốc gia TP.HCM lần đầu áp dụng hình thức không thi tuyển, chỉ xét tuyển trong tuyển sinh thạc sĩ. Theo PGS.TS Nguyễn Tuyết Phương - trưởng phòng đào tạo sau đại học Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), đây là lần đầu tiên trường áp dụng hình thức tuyển sinh không thi tuyển.

"Trường không còn thi tuyển môn cơ bản, cơ sở trong tuyển sinh sau đại học mà chỉ xét tuyển. Lần đổi mới phương thức tuyển sinh này có nhiều ưu việt, giúp tăng cơ hội tham gia ứng tuyển cho thí sinh. Ứng viên chỉ cần hoàn thành hồ sơ và nộp tại phòng đào tạo sau đại học của trường để được xét tuyển" - bà Phương cho hay.

Theo PGS.TS Hoàng Trang - trưởng phòng đào tạo sau đại học Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), việc bỏ thi tuyển môn cơ bản và cơ sở trong tuyển sinh thạc sĩ đã được trường thực hiện từ khóa tuyển năm 2022.

"Trước đây, đối tượng dự tuyển thạc sĩ có nhiều người đã đi làm lâu năm nên với thi tuyển phải ôn luyện môn toán, môn cơ sở gây ra trở ngại lớn với họ. Trong khi những người này có kinh nghiệm và chuyên môn cao nên việc xét tuyển phù hợp hơn.

Từ lúc tuyển sinh cao học theo cách thức này thì độ tuổi người học tăng (26 - 27 tuổi). Số trúng tuyển khoảng 40% là những người đi làm các công ty nước ngoài, 25% người làm việc khu vực công" - ông Trang nói.

Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia TP.HCM) năm nay cũng đẩy mạnh hình thức tuyển thẳng, xét tuyển, cùng với đánh giá trực tiếp kỹ năng, thái độ, kiến thức chuyên môn của ứng viên qua hình thức phỏng vấn trực tiếp thay cho thi tuyển cao học.

TS Phạm Tấn Hạ - phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn - cho biết: "Trường còn có hình thức xét tuyển kết hợp thí sinh dự tuyển các ngành có yêu cầu viết bài luận theo chủ đề bài luận tuyển sinh cao học".

Theo TS Lê Ngọc Sơn - viện trưởng Viện đào tạo quốc tế và sau đại học Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, nhà trường bỏ hoàn toàn thi tuyển cao học để chuyển sang xét theo hai tiêu chí: xét điểm trung bình chung toàn khóa bậc đại học, mức độ phù hợp của ngành/chuyên ngành tốt nghiệp đại học với ngành/chuyên ngành dự tuyển. Đồng thời ưu tiên một số đối tượng theo quy chế tuyển sinh đại học.

Giải thích về việc bỏ thi tuyển, ông Sơn cho biết: "Đối với tuyển sinh cao học khó đánh giá năng lực ứng viên qua 1-2 môn thi. Việc tổ chức ôn thi cũng rất hình thức và tốn kém. Mục tiêu xét tuyển của trường là chọn ứng viên phù hợp, đủ năng lực học thạc sĩ thông qua hồ sơ".

"Không phải xả cửa, dễ dãi"

Ông Trang cho biết thêm từ năm 2021 đến nay, sinh viên của Trường ĐH Bách khoa vừa tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi các ngành đã được kiểm định quốc tế được tuyển thẳng cao học. Những thí sinh chưa đủ điều kiện tuyển thẳng trường sẽ xét tuyển hồ sơ (bài luận, thư giới thiệu của giảng viên uy tín...). Những trường hợp khác trường sẽ phỏng vấn.

"Cách thức tuyển sinh này không phải xả cửa, dễ dãi. Một số ngành tỉ lệ thí sinh phỏng vấn rớt 20-30%. Hơn nữa việc học thạc sĩ ở trường chúng tôi cũng không hề dễ dàng, phần lớn người học không hoàn thành đúng tiến độ đào tạo, thậm chí quá hạn" - ông Trang chia sẻ.

Theo TS Nguyễn Tấn Trần Minh Khang - phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM), thực tế hiện nay sinh viên công nghệ thông tin sau khi tốt nghiệp đại học ít có nhu cầu học lên cao vì cơ hội việc làm khá nhiều, nên hằng năm trường tuyển vừa đủ chỉ tiêu cao học và tương đối ổn định.

"Do vậy không có chuyện trường dễ dãi trong tuyển sinh cao học. Hình thức tuyển sinh sau đại học mới của Đại học Quốc gia TP.HCM đang đẩy mạnh triển khai là theo xu thế của thế giới chủ yếu - xét tuyển, không thi tuyển. Trong bối cảnh hội nhập, các trường đại học hàng đầu của Việt Nam phải theo xu hướng đó" - ông Khang nói.

TS Thái Doãn Thanh - phó hiệu trưởng Trường ĐH Công Thương TP.HCM - cho biết trường đã tuyển sinh theo hình thức xét tuyển từ năm 2021, sau khi quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép.

"Đối với tuyển sinh đầu vào bản chất không thể đánh giá qua một vài môn học, mà cần đánh giá cả quá trình học. Khi tổ chức thi một hai môn có nơi tổ chức ôn luyện thời gian ngắn nên cũng không đánh giá toàn diện được. Việc xét tuyển thạc sĩ đang là xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới" - ông Thanh phân tích.

Ưu tiên nữ, thâm niên

Trường đại học Công Thương TP.HCM xét tuyển theo các tiêu chí: thí sinh thuộc đối tượng ưu tiên quy định theo quy chế tuyển sinh đại học. Ưu tiên thí sinh có điểm trung bình tích lũy của bậc đại học từ cao xuống đến khi hết chỉ tiêu.

Trong trường hợp số thí sinh bằng điểm trung bình tích lũy của bậc đại học cao hơn số chỉ tiêu tuyển sinh, ưu tiên xét tuyển theo tiêu chí thâm niên công tác trong lĩnh vực liên quan đến ngành học (căn cứ theo hợp đồng lao động, thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc xác nhận của đơn vị công tác). Thí sinh có thâm niên cao hơn sẽ trúng tuyển. Trường hợp có nhiều thí sinh cùng thâm niên thì ưu tiên thí sinh nữ.

Không nên đánh đố

TS Trần Đình Lý - phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM - cho rằng hiện nay đào tạo thạc sĩ đã có hai dạng định hướng nghiên cứu và ứng dụng, do vậy việc tuyển sinh cao học không nên tổ chức thi kiểu đánh đố.

Tuy nhiên việc xét tuyển cần phải làm nghiêm túc, không nên quá dễ dãi để đảm bảo chất lượng đầu vào. Đặc biệt phải ngăn chặn tình trạng xé rào, chạy theo số lượng trong tuyển sinh thạc sĩ.

Bỏ thi tuyển đầu vào cao học, muốn học thạc sĩ quá dễ?Bỏ thi tuyển đầu vào cao học, muốn học thạc sĩ quá dễ?

Năm 2024, các trường thành viên Đại học Quốc gia TP.HCM lần đầu áp dụng hình thức không thi tuyển, chỉ xét tuyển trong tuyển sinh đầu vào thạc sĩ.

Xem thêm: mth.2133938061304202-gnuhc-gnouh-ux-ion-gnourt-cac-is-caht-oav-uad-neyut-iht-ob/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bỏ thi tuyển đầu vào thạc sĩ, các trường nói 'xu hướng chung'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools