vĐồng tin tức tài chính 365

Nhân viên công tác xã hội: Những người hùng thầm lặng!

2024-03-25 08:26
Anh Quốc (trái) và cộng sự hỗ trợ bệnh nhân ngoại trú đến khám tại Bệnh viện Đà Nẵng - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Anh Quốc (trái) và cộng sự hỗ trợ bệnh nhân ngoại trú đến khám tại Bệnh viện Đà Nẵng - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Họ không khoác blouse trắng nhưng âm thầm dang tay giúp đỡ nhiều phận đời. Họ là lực lượng công tác xã hội ở các bệnh viện.

Giúp bệnh nhân như người thân của mình

Thấy bóng chị Trần Cao Thanh Bình, trưởng phòng công tác xã hội Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng, đi ngang qua hành lang, cậu bé ALăng Hải Quan từ trong buồng bệnh gọi với ra: "Cô Bình... cô Bình ơi!".

"Coi cô Bình mang chi cho con nè", vừa nói chị Bình vừa ghé lại giường bệnh của Hải Quan, đưa ra một cuốn tập tô màu đặt vào đôi tay đen nhẻm của cậu bé. Hải Quan vui tít mắt, lấy tay che miệng giấu nụ cười lém lỉnh.

Đã sáu năm trôi qua, từ ngày cậu bé đồng bào Cơ Tu mắc ung thư tủy dạng hiếm gặp. Anh ALăng ARắk, cha của Hải Quan, kể chị gái cháu cũng qua đời vì căn bệnh quái ác này.

Để cứu sống Hải Quan, chỉ có thể ghép tủy với chi phí lên đến 2 tỉ đồng. Gia đình ở miền núi nghèo, làm thuê làm mướn nên không thể mơ đến số tiền đó.

Vợ chồng anh đành bán căn nhà nhỏ ở miền núi Quảng Nam rồi dắt con về thuê trọ gần bệnh viện để con duy trì sự sống.

Anh ARắk nói: "Nhờ các cô giúp kêu gọi tiền thuốc ngoài bảo hiểm mỗi tháng hơn 800.000 đồng. Các cô thương lắm, xin cho cả cơm ăn, coi cháu như người thân, thường lui tới cho quà và động viên".

Chị Trà (giữa) kết nối nhà hảo tâm trao quà cho bệnh nhi ung thư - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Chị Trà (giữa) kết nối nhà hảo tâm trao quà cho bệnh nhi ung thư - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Tình người nơi thập tử nhất sinh

Y bác sĩ ở Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng không ít lần rưng rưng chứng kiến những "cuộc xin tiền thần tốc" của chị Bình cho bệnh nhân nghèo.

Có lần một người mẹ không có đủ mười mấy triệu đồng để thuê xe cấp cứu chuyển viện cho con vào TP.HCM. Đúng hôm có nhóm thiện nguyện đến tặng quà cho bệnh nhi, chị Bình chạy vội đến trước một nhà hảo tâm và khẩn thiết: "Xin anh cho tôi vài phút, xin hãy giúp người mẹ này cứu con mình".

Chị đưa người mẹ đến trước mặt nhà hảo tâm, bằng tận đáy lòng, chị nói về hoàn cảnh của người phụ nữ. Lời nói chân thành từ chị khiến đôi mắt nhà hảo tâm ướt đẫm. Ông lục hết số tiền đang có trong túi, đếm được mười mấy triệu đồng vừa đủ dúi vào tay người mẹ:

"Chị cầm lấy gọi xe đưa cháu đi".

Không thể tính hết những hoàn cảnh chị Bình đã kêu gọi giúp đỡ bệnh nhân. Đa số họ cần tiền chuyển viện hay là chi phí thuốc điều trị ngoài danh mục bảo hiểm y tế. Nhiều ca bệnh khi bệnh nhân lên bàn mổ cũng là lúc các thành viên công tác xã hội gấp rút kêu gọi kinh phí cho ca phẫu thuật.

Hỏi chị Bình nhờ đâu chị có thể xin giúp bệnh nhân với những số tiền lớn như thế, chị cười hiền tâm sự: "Khi mình thực sự đồng cảm và thấu hiểu nỗi đau của ai đó thì mình cũng dễ chia sẻ về hoàn cảnh của họ một cách chân thật nhất. Mà điều gì chân thật sẽ dễ chạm đến trái tim".

Bé ALăng Hải Quan xem chị Bình như người thân trong suốt hơn sáu năm gắn bó - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Bé ALăng Hải Quan xem chị Bình như người thân trong suốt hơn sáu năm gắn bó - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Phận sự và trái tim

Với anh Nguyễn Đình Quốc, phó trưởng phòng công tác xã hội Bệnh viện Đà Nẵng, việc xem bệnh nhân như người nhà của mình mới khiến họ dễ chia sẻ, giãi bày và tìm đến để được giúp đỡ.

Đặc thù là bệnh viện đa khoa ở tuyến đầu, mỗi ngày Bệnh viện Đà Nẵng tiếp nhận cả ngàn ca bệnh từ khắp các tỉnh miền Trung đổ về với đủ các hoàn cảnh khác nhau. Có những khi xe cấp cứu đưa về hàng chục người hoảng loạn, máu me là nạn nhân trong một vụ tai nạn lật xe khách.

Có khi là người mẹ thoát chết sau một vụ cháy, ngồi thất thần không thiết tha điều trị, chỉ mong được gặp đứa con cũng vừa từ cõi chết trở về đang điều trị ở bệnh viện khác.

Những lúc ấy, các thành viên trong phòng công tác xã hội là người kề cận, trấn an và là chỗ dựa cho họ. Làm sao để các bệnh nhân yên tâm nhất sau cú sốc lớn là điều mà anh Quốc và cộng sự đặt lên trên hết.

Ngoài việc hỗ trợ bệnh nhân ngoại trú, hướng dẫn các thủ tục, các thành viên phòng công tác xã hội phân chia đồng hành cùng những bệnh nhân nội trú để kịp giúp đỡ. Anh Quốc kể nhiều người mắc bệnh nặng, phải lên bàn phẫu thuật không thể chậm trễ, trong khi họ không có bảo hiểm hay một giấy tờ tùy thân.

"Những lúc như thế, đòi hỏi người làm công tác xã hội ở bệnh viện phải thật tỉnh táo và tận tâm. Vừa làm sao đảm bảo cho bệnh nhân được làm thủ tục nhập viện và tiến hành điều trị, vừa gấp rút liên hệ với địa phương nơi bệnh nhân sinh sống để xác minh, làm các giấy tờ pháp lý hỗ trợ các viện phí", anh Quốc nói.

Mới đây, chị Vương Thị Thúy Hằng (32 tuổi, quê Quảng Ngãi) nhập viện với căn bệnh nhiễm trùng máu đi kèm viêm phổi, suy hô hấp, lupus ban đỏ... khi đang mang thai hơn sáu tháng. Cần phải lọc máu gấp để cứu hai mẹ con với chi phí hơn trăm triệu đồng.

Chạy vạy khắp nơi, chồng chị cũng không tài nào xoay đủ. Biết tin, các nhân viên phòng công tác xã hội Bệnh viện Đà Nẵng đã gấp rút kêu gọi gần 30 triệu đồng để góp đủ chi phí lọc máu cho chị Hằng, cùng với đó liên hệ về quê hoàn thiện thủ tục lo bảo hiểm cho chị.

Anh Lê Phạm Đức Anh, chồng chị Hằng, nghẹn ngào kể: "Vợ chồng tôi làm công nhân, bị mất việc hơn một năm nay. Khi vợ đau, con dại, lại lo không cứu được đứa nhỏ trong bụng, tinh thần tôi rất hoang mang. May sao có sự giúp đỡ của các anh chị công tác xã hội".

Khi nhắc về mình, chị Bình, anh Quốc và nhiều nhân viên làm công tác xã hội khác đều cho rằng những việc mình làm là phận sự, là trách nhiệm.

Song để làm tròn vai thì dễ, việc đặt cả trái tim mình vào công việc, thực sự thấu cảm để dìu những người dưng đi qua biến cố cuộc đời mới thực sự đáng quý.

Cũng có những ngậm ngùi, luyến tiếc

Chị Nguyễn Thị Thanh Trà - trưởng phòng điều dưỡng, phụ trách công tác xã hội tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng - chia sẻ:

"Có những trường hợp chúng tôi kêu gọi kinh phí điều trị hay quà tặng cho bệnh nhân khó khăn, nhưng khi họ trở bệnh đột ngột, sự giúp đỡ ấy không kịp gửi trao, để lại trong chúng tôi nhiều luyến tiếc".

Liều thuốc tinh thần mang tên "yêu thương"

Không chỉ hỗ trợ bệnh nhân về thủ tục và chi phí điều trị, những người làm công tác xã hội ở các bệnh viện tuyến đầu của Đà Nẵng đã nảy ra nhiều sáng kiến như liều thuốc tinh thần cho bệnh nhân.

Nếu Bệnh viện Đà Nẵng hay Bệnh viện Ung bướu... là chương trình "Tiếng hát yêu thương", "Tủ sách yêu thương", rồi những suất ăn miễn phí từ phòng công tác xã hội kết nối..., thì Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng được nhiều người nhớ đến với gần trăm chiếc xe đẩy cho bệnh nhi từ sáng kiến của chị Bình và sự chung tay của nhân viên phòng công tác xã hội.

Những chiếc xe đẩy cũ được xin về, sơn sửa lại đã giúp vơi nỗi nhọc nhằn cho nhiều gia đình đưa con về bệnh viện này chữa bệnh.

Màu áo blouse tình nguyện xuyên biên giớiMàu áo blouse tình nguyện xuyên biên giới

Hơn 10 năm nay cứ khoảng hai tháng một lần, hai thầy trò TS.BS Đỗ Nguyên Tín và Đào Anh Quốc lại khoác ba lô lên đường sang Myanmar, giúp can thiệp tim cho những ca bị dị tật bẩm sinh phức tạp.

Xem thêm: mth.75540531052304202-gnal-maht-gnuh-iougn-gnuhn-ioh-ax-cat-gnoc-neiv-nahn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhân viên công tác xã hội: Những người hùng thầm lặng!”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools