Ông Lâm Minh Chánh - nhà sáng lập và Chủ tịch Trường Đào tạo Quản trị Kinh doanh BizUni, đồng thời cũng được biết đến là một chuyên gia tài chính cá nhân, mới đây đã dành 2 tiếng đồng hồ chia sẻ trên trang cá nhân về tài chính và đầu tư và về sự lợi hại của lãi suất kép.
Lãi suất kép hiểu nôm na là "tiền đẻ ra tiền". Với một mức lãi suất cao ở mức 20% - 24%, đầu tư trong thời gian dài, tiền sẽ "đẻ" ra tiền với mức cực khủng.
Ví dụ bạn có 1 tỷ đồng, đầu tư với lãi suất 24% trong vòng 15 năm, số tiền bạn thu về từ 1 tỷ ban đầu sẽ là:
Số tiền cuối kỳ = Số tiền đầu kỳ x (1 + Lãi suất) Số kỳ
Số tiền sau 15 năm = 1 tỷ đồng x (1 + 24%)15 = 25,195 tỷ đồng
Lấy ví dụ gần gũi hơn với mức thu nhập cũng như tiết kiệm của dân văn phòng hoặc những người làm công ăn lương, giả sử mỗi tháng bạn để dành ra được 5 triệu đồng, tức mỗi năm dành ra được 60 triệu đồng để đầu tư, nếu với lãi suất tương tự, và đầu tư trong 15 năm, số tiền cuối kỳ bạn thu được sẽ là:
Vẫn với lãi suất giả định 24%, cộng thêm một khoản 500 triệu đồng có sẵn, khoản tiền thu lại sau 15 năm là:
Với hơn 20 tỷ đồng, cho dù không bỏ thêm tiền vào quỹ đầu tư cá nhân, chừng đó vẫn đảm bảo tự do tài chính khi mỗi năm bạn vẫn thu về 4,8 tỷ đồng nếu đầu tư vẫn với lãi suất 24%, tương đương mức thu nhập thụ đồng 402 triệu đồng/tháng.
Nếu tính thêm mức lạm phát (trượt giá), số tiền 402 triệu đồng/tháng bạn thu về sau 15 năm sẽ tương đương:
402 triệu đồng/[(1+4%)15]= 223,2 triệu đồng
Tức, với giả định tỷ lệ lạm phát được kiểm soát ở mức 4%/năm, số tiền 402 triệu đồng bạn có trong 15 năm sau sẽ tương đương với giá trị của 223,2 triệu đồng ở thời điểm hiện tại, vẫn là một mức thu nhập rất cao.
Trong trường hợp bạn muốn gửi tiết kiệm, với tổng số tiền sau 15 năm kiếm được là 20,098 tỷ đồng, tính theo lãi suất trung bình thị trường ở mức 6,5%, bạn cũng có thu nhập thụ động ở mức 1,3 tỷ đồng/năm, tương đương 108,87 triệu đồng/tháng.
Nếu tính thêm mức lạm phát, số tiền bạn có sau 15 năm sẽ tương đương với số tiền ở thời điểm hiện tại là:
108,87 triệu đồng/[(1+4%)15]= 60,449 triệu đồng
Tức là, cho dù không tích lũy, không tiết kiệm thêm, mỗi tháng bạn cũng sẽ có hơn trăm triệu sinh ra trong tài khoản từ giá trị đầu tư tích lũy trước đó.
Ông Chánh cho biết: Tài chính cá nhân là cách chúng ta làm ra tiền nhiều nhất, sử dụng khôn ngoan, tiết kiệm trước khi sử dụng, dư tiền phải biết cách giữ tiền, bảo vệ tiền, và biết cách đầu tư để tiền sinh ra tiền.
Đồ họa: CHAMA.
Nói về mức tỷ suất lợi nhuận từ 20 - 24%, ông Chánh cho biết một trong những lĩnh vực đầu tư có thể đem lại mức lợi nhuận này là đầu tư cổ phiếu dài hạn và biết rõ cổ phiếu.
Một trong những ví dụ ông Chánh đưa ra là mã cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế giới Di động.
Giá cổ phiếu của MWG vào thời điểm chốt phiên giao dịch ngày 1/3/2021 là 134.800 đồng/cổ phiếu.
Giá cổ phiếu điều chỉnh (không phải giá đóng cửa) của MWG vào thời điểm 5 năm trước, ngày 1/3/2016 là 26.330 đồng/cổ phiếu.
Nếu đầu tư vào MWG từ 5 năm trước, khoản đầu tư này đã sinh lời ở mức: (134.800 - 26.330)/26.330 = 411,96%
Tính theo năm, tỷ suất lợi nhuận của khoản đầu tư này ở mức 38,63%.
Với mã chứng khoán VNM của CTCP Sữa Việt Nam, giá cổ phiếu chốt phiên ngày 1/3/2021 ở mức 105.600 đồng/cổ phiếu, giá điều chỉnh ngày 1/3/2016 ở mức 62.040 đồng/cổ phiếu, tỷ suất lợi nhuận nếu đầu tư là (105.600 - 62.040)/62.040 = 70,21%
Ông Chánh cho biết thị trường chứng khoán có khoảng ba bốn chục cổ phiếu có tỷ suất lợi nhuận ở mức cao (2x%). Tất nhiên nếu tính theo từng năm, sẽ có năm lên, năm xuống. Một nguyên tắc nhằm giảm sự biến thiên lớn của giá trị đầu tư là đa dạng hóa danh mục đầu tư, và đầu tư dài hạn.
Bảo Bảo
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị