vĐồng tin tức tài chính 365

Mỹ 'giơ cao đánh khẽ' Nga

2021-03-04 09:27
Mỹ giơ cao đánh khẽ Nga - Ảnh 1.

Lãnh đạo đối lập Alexei Navalny trong một phiên tòa ở Nga ngày 20-2. Navalny là nguồn cơn gây căng thẳng giữa Nga với Mỹ và phương Tây - Ảnh: Reuters

Châu Âu hoan nghênh việc chính quyền Tổng thống Joe Biden trừng phạt quan chức Nga, nhưng nội bộ Mỹ chưa hẳn hoàn toàn hài lòng. Nhiều ý kiến cho rằng đòn trừng phạt của Mỹ chỉ là "giơ cao đánh khẽ".

"Chia sẻ lo ngại của EU"

Bộ Tài chính Mỹ là bên công bố trừng phạt lên 7 quan chức Nga, bao gồm một số nhân vật như giám đốc Cơ quan An ninh Liên bang Nga Aleksandr Bortnikov, hai quan chức quốc phòng, hai phó chánh văn phòng của Tổng thống Putin... 

Bộ Ngoại giao Mỹ ngoài ra cũng trừng phạt Cơ quan An ninh Liên bang Nga. Trong khi đó, 14 tổ chức bị Bộ Thương mại Mỹ đưa vào danh sách đen gồm 1 cơ quan nghiên cứu quốc gia Nga và 13 công ty/tổ chức khác ở Nga, Đức và Thụy Sĩ.

Kết quả này được đưa ra khi cả Cục Công nghiệp và an ninh của Bộ Thương mại Mỹ, và Văn phòng kiểm soát tài sản nước ngoài của Bộ Tài chính Mỹ đánh giá rằng Nga đã vi phạm luật pháp quốc tế khi "đầu độc" Navalny bằng vũ khí hóa học, dẫn tới việc chính trị gia này lâm bệnh vào tháng 8-2020.

Đây là hành động trừng phạt đầu tiên của Tổng thống Biden nhằm vào Nga, kể từ lúc ông nhậm chức đầu năm nay, và cũng là một động thái thể hiện quyết tâm hợp tác của Nhà Trắng với các đồng minh châu Âu. Quan chức chính quyền ông Biden vừa qua tìm cách tô đậm sự đồng điệu trong cách xử lý của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), vốn cũng trừng phạt 4 người Nga hôm 2-3.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khẳng định Mỹ "chia sẻ lo ngại của EU" về các "cáo buộc nhân quyền và hành vi độc tài" của Nga. Đài CNN trong khi đó nói nghị sĩ Mỹ và đồng minh, bao gồm Anh, đã ca ngợi đợt trừng phạt này. Ngoại trưởng Anh Dominic Raab trên Twitter viết rằng, Chính phủ Anh "hoan nghênh EU và Mỹ trừng phạt những người có trách nhiệm trong vụ đầu độc và giam cầm tùy tiện này".

Mặc dù vậy, thực tế ngoài CNN, truyền thông chính thống Mỹ cũng phải thừa nhận có nhiều ý kiến cho rằng màn trừng phạt này không tương xứng với kỳ vọng, nhất là khi chính quyền ông Biden cam kết sẽ "cứng rắn với Nga" hơn so với thời cựu tổng thống Donald Trump.

Thứ nhất, việc phong tỏa tài sản của quan chức Nga ở Mỹ bị đánh giá khó đạt hiệu quả, vì chưa rõ các quan chức này có tài sản gì ở Mỹ hay không. Thêm vào đó, Hãng tin AP lưu ý rằng Mỹ nên trừng phạt những doanh nhân hay nhà tài phiệt quyền lực nhất của Nga thì nay Washington không hề "sờ" tới các mục tiêu này.

Ông Biden khó xử

Theo ABC News, có một số ý kiến kêu gọi Mỹ và các đồng minh châu Âu phải đi xa hơn vào việc ông Navalny bị giam giữ tại Nga, tuy nhiên có vẻ chính quyền ông Biden không sẵn sàng gây sức ép lớn hơn hiện nay. 

Thượng nghị sĩ Bob Menendez, chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện, kêu gọi ông Biden mạnh tay hơn trong việc hạn chế khả năng tiếp cận hệ thống tài chính Mỹ của những "kẻ tham nhũng Nga".

Trong các phát biểu liên quan tới trừng phạt Nga vừa qua, các quan chức Mỹ phần nào tìm cách giải thích cho lập trường hiện nay, bằng cách bắn tín hiệu rằng các biện pháp trừng phạt lúc này chỉ là sự khởi đầu. 

Mặc dù mang ý cảnh báo Nga, các quan chức Mỹ cũng khẳng định Washington nay "không tìm cách khôi phục mối quan hệ với Nga, cũng chẳng tìm cách leo thang căng thẳng". Mỹ nhấn mạnh muốn hợp tác với Nga ở những vấn đề khả thi, bao gồm tình hình Iran và Triều Tiên.

Tuy vậy, giới quan sát chính trường Mỹ có hơi thất vọng khi ông Biden không trừng phạt các tổ chức/công ty châu Âu liên quan tới dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 từ Nga sang Đức. Đây là một trong những bất đồng lớn giữa Mỹ và Đức, khi Washington lo ngại ảnh hưởng của Nga gia tăng tại Đức và châu Âu nói chung.

Trong khi đó, vào năm 2016, khi còn là phó tổng thống, bản thân ông Biden từng gọi đây là một "thỏa thuận tồi tệ cho châu Âu". Theo NBC News, nghị sĩ Mỹ ở cả hai đảng cùng một số nước Trung và Đông Âu đã lên tiếng phản đối dự án Nord Stream 2.

Đây là "phép thử" thực sự dành cho ông Biden trước sức ép phải xử lý vấn đề nhạy cảm này với Đức, bởi ông Biden cũng không muốn làm khó Thủ tướng Đức Angela Merkel. Hiện nay, Mỹ cũng cần sự ủng hộ của Đức và đồng minh châu Âu khác trong một loạt vấn đề, bao gồm câu chuyện cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc.

Nga phản ứng chừng mực

Người phát ngôn của Tổng thống Putin, ông Dmitry Peskov ngày 2-3 khẳng định bất kỳ lệnh trừng phạt nào của Mỹ liên quan tới vụ Navalny đều sẽ không đạt được mục đích, và chỉ khiến mối quan hệ hai bên tệ hơn.

Điện Kremlin ngày 3-3 nhấn mạnh sẽ đáp trả Mỹ và châu Âu để bảo vệ lợi ích của mình. Nhưng theo ông Peskov, "tất nhiên, không thể không áp dụng nguyên tắc có đi có lại".

Mỹ ngỏ lời giúp EU đối đầu quân sự với NgaMỹ ngỏ lời giúp EU đối đầu quân sự với Nga

TTO - Chính quyền mới của Mỹ muốn giúp Liên minh châu Âu (EU) trong việc điều quân và trang thiết bị nhanh chóng hơn trên khắp châu Âu để đối phó với một cuộc xung đột tiềm tàng với Nga.

Xem thêm: mth.16614257040301202-agn-ehk-hnad-oac-oig-ym/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Mỹ 'giơ cao đánh khẽ' Nga”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools