vĐồng tin tức tài chính 365

Hậu trường thi Olympic quốc tế: - Kỳ 3: Chấm thi và cuộc 'đấu trí' của các thầy

2021-03-04 13:00
Hậu trường thi Olympic quốc tế: - Kỳ 3: Chấm thi và cuộc đấu trí của các thầy - Ảnh 1.

Thầy Nguyễn Khắc Minh (bên phải) và Lê Anh Vinh nghiên cứu bài thi của học sinh Việt để tranh luận với giám khảo - Ảnh: NVCC

Họ không chỉ là người truyền cho học sinh sự tự tin mà phải đủ giỏi để bảo vệ quan điểm trước giám khảo, hội đồng các quốc gia về kết quả bài thi của học sinh nước mình.

Chấm cả giấy nháp, công nhận ý tưởng còn dang dở

Thầy Nguyễn Khắc Minh, người gần 30 năm nhận trách nhiệm dẫn dắt học sinh dự thi Olympic toán quốc tế, kể rằng việc chấm thi ở các kỳ Olympic quốc tế rất khác biệt so với những kỳ thi trong nước. 

Trước hết, nó được chấm bởi một tập thể những người thầy giỏi, bao gồm cả giám khảo và trưởng đoàn các nước. Họ được thảo luận, cùng xây dựng thang điểm.

Ban giám khảo sẽ chia theo đội, mỗi đội chỉ phụ trách chấm một câu trong đề. Trong mỗi đội sẽ chia nhóm nhỏ hơn để phụ trách chấm từng nhóm bài phân theo quốc gia.

Bài làm của học sinh sau khi được thu sẽ scan để chuyển cho giám khảo chấm. Bài thi gốc sẽ được trả lại cho các trưởng đoàn của các nước giữ. Trong khi giám khảo chấm, các trưởng đoàn cũng chấm bài của học sinh nước mình.

Thầy Nguyễn Khắc Minh kể: Với môn toán, bài làm đúng hay sai đều hiển thị rõ ràng, ứng với thang điểm đã xây dựng, không có gì phải bàn. Nhưng việc "đấu trí" giữa giám khảo và các trưởng đoàn xảy ra trong tình huống bài của học sinh đang làm dở dang chưa ra kết quả, trong khi con đường các em chọn lại không như đáp án.

"Với đề thi Olympic quốc tế, không có một đáp án nào lường được hết các phương án giải. Nhiều cách giải khác đáp án, thậm chí gây bất ngờ cho giám khảo. Với những cách giải mới làm lưng chừng, các trưởng đoàn phải nghiên cứu kỹ bài làm của học sinh để có thể tranh luận với giám khảo, chứng minh được phần bài dở dang đó có thể cho điểm" - thầy Minh cho biết.

Thầy Minh nhớ lại: "Trước khi vào chấm để đối sánh kết quả với giám khảo, các thầy sẽ được gặp học sinh để trao đổi. Với những bài làm dang dở theo cách không như đáp án, chúng tôi sẽ phải nghe học sinh trình bày về hướng đi các em đang triển khai. 

Có trường hợp học sinh tìm được hướng rồi nhưng có trường hợp các em thành thật nói mình vừa làm vừa mò, chứ chưa chắc chắn được hướng đi đến đích. Để bảo vệ kết quả học sinh đã làm, đôi lần họ phải thức cả đêm để nghiên cứu bài thi, giấy nháp của học sinh để có minh chứng đưa ra trong cuộc thảo luận với giám khảo".

Cách chấm thi của các kỳ Olympic toán học quốc tế không chỉ thể hiện sự minh bạch, trung thực mà còn cho thấy mục đích khích lệ, ghi nhận ý tưởng sáng tạo của học sinh. Cũng chính vì mục tiêu này mà nhiều kỳ Olympic quốc tế đã có những bài toán nhiều cách giải, có những cách giải thông minh, độc đáo.

"Đã có khá nhiều tình huống xảy ra trước một bài toán có phương án khác đáp án nhưng còn dang dở. Ví dụ có khi các trưởng đoàn không tìm ra hướng đi tiếp tới đáp án để thuyết phục, nhưng giám khảo lại tìm ra. Cũng có khi giám khảo không nhìn thấy, trưởng đoàn có bài làm của học sinh đang được thảo luận không nhìn thấy, nhưng trưởng các đoàn khác lại biết. Và họ đều cực kỳ trung thực khi xác nhận điểm cho học sinh" - thầy Khắc Minh kể.

GS-TS Lê Anh Vinh kể lại kỷ niệm ở kỳ Olympic toán quốc tế năm 2019: "Bài làm của một học sinh tốt, nhưng cách lập luận hơi tắt khiến ban giám khảo không đồng ý, trừ 2 điểm. Chúng tôi đã nghiên cứu bài thi và trao đổi với học sinh của mình, thấy rằng có thể cho điểm được nên đã trình bày trong buổi làm việc với giám khảo nhưng giám khảo vẫn kiên quyết trừ 1 điểm.

Trường hợp này nếu tôi chấp nhận thì kết quả sẽ được chốt. Nhưng tôi không đồng ý. Theo quy trình, việc này sẽ được báo cáo trưởng ban giám khảo tiếp tục xem xét. Nhưng trưởng ban giám khảo năm đó cũng có cùng quan điểm với giám khảo chấm. 

Tiếp tục, bài thi được đưa ra hội đồng các nước. Tại đây, cả tôi và ông trưởng ban giám khảo đều phải trình bày quan điểm của mình. Sau đó trưởng đoàn của các nước sẽ có ý kiến, rồi biểu quyết.

Tôi rất nhớ chi tiết khi tôi và ông trưởng ban giám khảo chờ đợi kết quả biểu quyết, ông ấy đã nói với tôi: "Rất mong Việt Nam không bị trừ điểm". Và khi biểu quyết nghiêng về phương án cho điểm, ông trưởng ban bắt tay chúc mừng tôi.

Điều ấy khiến tôi thấy ấn tượng. Ông trưởng ban giám khảo đó rất kiên định bảo lưu quan điểm đến cùng nhưng không tỏ ra khó chịu khi biểu quyết nghiêng về đoàn Việt Nam. Nhờ cách chấm minh bạch nhưng cởi mở trên tinh thần khích lệ ý tưởng sáng tạo của học sinh mà năm đó học sinh Việt Nam có bài làm được đưa ra thảo luận đã được cộng thêm điểm để nhận huy chương vàng".

Hậu trường thi Olympic quốc tế: - Kỳ 3: Chấm thi và cuộc đấu trí của các thầy - Ảnh 2.

Bộ ba gắn bó với Olympic toán quốc tế: thầy Lê Bá Khánh Trình, Nguyễn Khắc Minh và Lê Anh Vinh (từ trái qua) - Ảnh: NVCC

Cãi... để đổi màu huy chương

Năm 2002, cuộc thi Olympic vật lý quốc tế được tổ chức tại Bali (Indonesia). Một học sinh Việt Nam là Đặng Ngọc Dương đã đạt điểm khá cao và giành huy chương vàng. 

Tuy nhiên, khi chấm lại bài làm của học sinh, thầy Đàm Trung Đồn khi đó là trưởng đoàn và thầy Nguyễn Thế Khôi là phó đoàn cho rằng Dương đáng đạt điểm cao hơn thế. 

Sau khi lãnh đạo đoàn trình bày cách làm sáng tạo của Dương ra trước hội đồng chấm thi của nước chủ nhà, em học sinh này đã được cộng thêm gần 4 điểm và trở thành thí sinh có điểm số cao nhất cuộc thi.

Thành tích của Dương cao hơn thành tích học sinh đạt huy chương vàng của đoàn Trung Quốc tới 2 điểm. Dương trở thành thí sinh nhất tuyệt đối của cuộc thi, đồng thời còn được nhận thêm giải đặc biệt về bài thi thí nghiệm có điểm số cao nhất.

Năm 2005, cuộc thi Olympic vật lý quốc tế được tổ chức ở Tây Ban Nha, một lần nữa thầy Nguyễn Thế Khôi lại là người đứng ra tranh luận để bảo vệ điểm thi cho học sinh mình. 

Cô học sinh Nguyễn Thị Phương Dung (Vĩnh Phúc) đủ điểm đạt huy chương bạc, theo kết quả chấm của giám khảo. Tuy nhiên, sau khi chấm bài làm của Dung, thầy Khôi nhận thấy bài làm của cô học sinh bị chấm thiếu. Sau buổi thảo luận điểm, Phương Dung đã xuất sắc giành được huy chương vàng một cách xứng đáng.

Một trường hợp khác, Nguyễn Huy Hoàng, học sinh dự thi Olympic vật lý quốc tế năm 2011, đã rất nuối tiếc khi có một số lỗi sai, phần thi thực hành theo em đánh giá là không tốt. Hoàng chỉ thiếu 0,4 điểm nữa là có thể đạt huy chương vàng. Bài thi của Hoàng được các thầy trong đoàn nghiên cứu kỹ để đấu tranh.

Một thầy trong đoàn chia sẻ: "Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng chúng tôi phát hiện ra hai vấn đề để có thể đấu tranh. Một ý là 0,4 điểm và một ý là 0,7 điểm. Với việc thang điểm của họ cho rất chi tiết nên chắc chắn công việc đấu tranh sẽ khó khăn nhưng các thành viên trong đoàn rất quyết tâm".

Lúc đầu, mình đấu tranh ý 0,4 điểm thì họ không đồng ý nên mọi niềm tin đặt vào ý 0,7 điểm. Và thật hạnh phúc khi họ công nhận điểm của ý này. Sau khi thay đổi thành công màu huy chương của Hoàng ai cũng thở phào nhẹ nhõm".

Thầy Nguyễn Thế Khôi, trưởng đoàn Olympic vật lý Việt Nam, cho biết thêm: "Sáng hôm sau khi ban tổ chức thông báo có thay đổi về một số điểm trong biểu chấm nhưng hầu như các thầy đều không cảm thấy lo lắng bởi mình chắc chắn với khả năng lập luận và bảo vệ. 

Và bất ngờ lại tiếp tục đến với Hoàng khi sau khi ban tổ chức thay đổi biểu chấm, Hoàng tiếp tục được cộng thêm 0,5 điểm nữa".

Dịch đề thi suốt đêm và những bài toán mang tên người Việt

GS-TS Lê Anh Vinh cho biết các trưởng đoàn học sinh dự Olympic quốc tế khi tới địa điểm tổ chức đều phải "cách ly" và được nhận đề, chịu trách nhiệm dịch đề thi sang tiếng mẹ đẻ cho học sinh nước mình. Có những khi phải dịch cả đêm. Thường học sinh sẽ nhận cả đề thi gốc và đề đã dịch để khi cần có thể đối chiếu.

"Năm 2019, khi kỳ thi đang diễn ra thì nghe tin GS Hoàng Tụy, cây đại thụ của nền toán học Việt Nam, qua đời. Để tưởng nhớ ông và cũng khích lệ tinh thần của học sinh trong đội tuyển, chúng tôi đã đặt tên ông cho một bài toán khi dịch" - thầy Vinh cho biết.

*********

"Học sinh nhiều nước tham dự kỳ thi Olympic quốc tế với tâm thế người đến chơi hơn là thi. Ở Colombia năm đó, họ làm tôi có cảm giác như họ đến biển trong kỳ nghỉ".

Kỳ tới: Vui hơn một kỳ thi

Hậu trường thi Olympic quốc tế - những chuyện chưa kể - Kỳ 2: Thước đo niềm say mêHậu trường thi Olympic quốc tế - những chuyện chưa kể - Kỳ 2: Thước đo niềm say mê

TTO - Quyết định bỏ qua bài dễ để 'chiến' bài khó nhất, một bài hình có 6 cách giải khác nhau và đều đúng, hay bỏ ra cả tiếng chỉ để tìm cách giải tối ưu. Đó là những chuyện lạ mà rất bình thường ở các kỳ Olympic quốc tế.

Xem thêm: mth.80643140140301202-yaht-cac-auc-irt-uad-couc-av-iht-mahc-3-yk-et-couq-cipmylo-iht-gnourt-uah/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hậu trường thi Olympic quốc tế: - Kỳ 3: Chấm thi và cuộc 'đấu trí' của các thầy”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools