vĐồng tin tức tài chính 365

Căn cứ pháp lý nào để tiếp tục khởi tố Vũ “nhôm” về tội Đưa hối lộ?

2021-03-07 14:24

Căn cứ để thay đổi tội danh

Cơ quan Cảnh sát điều tra (bộ Công an) mới ra quyết định khởi tố bị can đối với Phan Văn Anh Vũ (còn gọi là Vũ “nhôm”, SN 1975, cựu Chủ tịch HĐQT của công ty cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79) về tội Đưa hối lộ, theo Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015.

Trước đó, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và khởi tố bị can Hồ Hữu Hòa (SN 1984, trú tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) với cùng tội danh trên.

Tuy nhiên, sau một thời gian khởi tố, điều tra thì mới đây cơ quan điều tra đã ra Quyết định thay đổi Quyết định khởi tố bị can đối với Hồ Hữu Hòa.

Theo đó, lần này, Hồ Hữu Hòa bị khởi tố về tội Môi giới hối lộ. Đồng thời, cơ quan điều tra cũng khởi tố Phan Văn Anh Vũ về tội Đưa hối lộ.

Vậy, nhìn nhận dưới góc độ pháp lý, căn cứ để thay đổi tội danh trong vụ án hình sự là gì? Người phạm tội Đưa hối lộ sẽ bị xử lý như thế nào?

Góc nhìn luật gia - Căn cứ pháp lý nào để tiếp tục khởi tố Vũ “nhôm” về tội Đưa hối lộ?

Phan Văn Anh Vũ (còn gọi là Vũ “nhôm”) tại một phiên tòa trước đó.

Xung quanh vấn đề này, trao đổi với PV Người Đưa Tin Pháp luật, luật sư Nguyễn Trung Tiệp (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho biết: “Theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật Tố tụng hình sự, trong giai đoạn khởi tố, cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, VKSND ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự khi có căn cứ xác định tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi phạm tội xảy ra; ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự khi có căn cứ xác định còn tội phạm khác chưa bị khởi tố”. 

“Như vậy, khi có căn cứ về tội danh của bị can Hồ Hữu Hòa bị khởi tố trước đó không đúng thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự và phải gửi quyết định kèm theo các tài liệu liên quan đến việc thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự cho VKSND cùng cấp hoặc VKSND có thẩm quyền để kiểm sát việc khởi tố”, vị luật sư phân tích.

Đối diện với mức án cao nhất: 20 năm tù

Tại Điều 8 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP hướng dẫn cụ thể về việc thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự như sau: Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự và các tài liệu có liên quan của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải xem xét, xử lý: Cụ thể, nếu thấy chưa rõ căn cứ thì có văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra bổ sung chứng cứ, tài liệu để làm rõ;

Hoặc nếu thấy quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự không có căn cứ thì có văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định hủy bỏ quyết định đó; trường hợp Cơ quan điều tra không nhất trí thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 161 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Góc nhìn luật gia - Căn cứ pháp lý nào để tiếp tục khởi tố Vũ “nhôm” về tội Đưa hối lộ? (Hình 2).

Luật sư Nguyễn Trung Tiệp.

“Còn khi có căn cứ thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát có văn bản yêu cầu. Chậm nhất 3 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Cơ quan điều tra phải ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự. Nếu đã yêu cầu mà Cơ quan điều tra không thực hiện thì Viện kiểm sát ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự”, luật sư Nguyễn Trung Tiệp nói.

Về việc chuyển tội danh đối với bị can trong vụ án này, theo luật sư Tiệp, trong quá trình điều tra, nhận thấy hành vi của Hồ Hữu Hòa đáp ứng đủ 4 yếu tố cấu thành tội Môi giới hối lộ, từ đó cơ quan CSĐT mới ra Quyết định thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, đồng thời khởi tố Hồ Hữu Hòa về tội Môi giới hối lộ. Từ đó, cơ quan CSĐT cũng đã khởi tố bổ sung vụ án hình sự "Đưa hối lộ" và khởi tố bị can Phan Văn Anh Vũ về tội Đưa hối lộ.

Theo đó, luật sư Tiệp phân tích thêm: “Tội Đưa hối lộ được quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự là hành vi đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác (của hối lộ) dưới bất kỳ hình thức nào cho người có chức vụ, quyền hạn để họ làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Người phạm tội này có thể bị phạt tù mức án cao nhất lên đến 20 năm”.

Điều 364, Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội Đưa hối lộ:

1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

b) Lợi ích phi vật chất.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

3. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

6. Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.

7. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Hường - Thúy

 

Xem thêm: lmth.887705a-ol-ioh-aud-iot-ev-mohn-uv-ot-iohk-cut-peit-ed-oan-yl-pahp-uc-nac/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Căn cứ pháp lý nào để tiếp tục khởi tố Vũ “nhôm” về tội Đưa hối lộ?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools